Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 6, 2013

HÀNH TRÌNH THĂM ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP - NGÀY THỨ HAI

HÀNH TRÌNH THĂM ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP - NGÀY THỨ HAI

Mấy hôm nay bận quá, đi suốt, nên chưa tiếp tục chuyến du hành Campuchia. Hôm nay mời các bạn cùng tiếp tục ngày du hành thứ 2
Chương trình tham quan trên đất nước chùa tháp thực tế chỉ được 1 ngày rưỡi, 1 ngày thăm đền Bayon, lăng Hoàng thái hậu, Angkor Wat và nửa ngày đi xe về Phnom Penh nửa ngày còn lại mới thăm hoàng cung và vào Casino làm vài ván đỏ đen, may sao vận cả đoàn đều đỏ, trong đó có nhà ta rồi về ăn tối và xem múa Apsara. 

 Vừa nhận phòng Ba và Bé tranh thủ làm 1 kiểu

Ngày thứ hai của cuộc hành trình (13/11/2009) mới chính thức là ngày tham quan đất nước Chùa Tháp.
Chờ xe đến, tranh thủ chụp với con lân trước khách sạn
 
Tỉnh Xiêm Riệp trước thế kỷ 14 là thủ đô của đất nước Chen La phồn vinh, chính sự phồn vinh này mà đất nước Chen La hiền lành trù phú đã là miếng mồi ngon của các quốc gia láng liềng, ấy là Xiêm La (Thailand) và Chiêm Thành.
Angkor: theo tiếng Khmer đó là Kinh đô
Wat: đền đài
Thom: rộng lớn
Vì vậy Campuchia được mệnh danh là Đất nước chùa tháp bởi quần thể đền đài Angkor Wat và Angkor Thom.
  
              Trước khi vào đền Bayon

Điều đặc biệt là những đền đài ở đây đều được xấy dựng bằng những khối đá và được chạm trổ rất tinh vi. Thậm chí có những nấc thang được làm rất cầu kỳ.
                  Một phiến đá lót đường đi
 
Thăm quần thể Angkor Wat và Angkor Thom phải mua vé vào cổng mất 20USD (một số tiền không nhỏ). Vé được in ảnh trực tiếp của khách tham quan vào để tránh sự gian lận. Khi gọi đến tên, chúng tôi bước vào vị trí và chiếc webcam nhỏ xíu được điều chỉnh lên xuống theo chiều cao của mỗi người. Vài phút sau hướng dẫn viên phát cho chúng tôi 1 vé có hình mình trong đó để lực lượng bảo vệ kiếm soát. Dịch vụ này do 1 người Việt Nam thầu, ông này tên Sáu Cò, dân Đồng Tháp là người giàu xếp hàng thứ 4 tại Campuchia. Chứng tỏ rằng người Việt Nam của mình rất giỏi nắm cơ hội kinh doanh.
  Vé có hình được đeo trước ngực để kiểm soát 

Buổi sáng, đoàn được tham quan Angkor Thom. Angkor Thom là 1 quần thể gồm nhiều đền đài, được vua Chế Mân VII cho xây dựng sau khi đánh thắng quân Chiêm Thành. Do 1 lúc làm nhiều đền đài, nên chất lượng đá không được tốt và đường nét chạm trổ cũng không được tinh vi so với Angkor Wat, thậm chí có 1 số đang còn dở dang chưa hoàn chỉnh (những nơi này đoàn không được tham quan vì không đủ thời gian). Nay tất cả đều đã bị hoang phế và đang được các tổ chức phi chính phủ nước ngoài giúp  trùng tu.trong đó đoàn được đên thăm 2 nơi, đó là đền Bayon và lăng Hoàng Thái Hậu.
   

                Công nhân đang trùng tu
 
Và ngôi đền đầu tiên mà đoàn được tham quan ấy là đền Bayon (xin mời đọc thêm thông tin chi tiết tại các đường link sau đây: http://vi.wikipedia.org/wiki/Bayon
 
              Cổng đền Bayon

             Một góc sân đền Bayon
 
                      Đền Bayon 

    Phù điêu cung nữ ( Bé đội mũ của hoa hậu Hoàn vũ người Bỉ tặng Ba khi đoàn hoa hậu xuống tham quan Vũng tàu) 

Vào đền Bayon, chúng ta hết sức thú vị bởi những nét điêu khắc trên những bức tường đá minh họa đầy đủ cuộc sống hằng ngày của người dân Khmer vào thời ấy, từ vui chơi đá gà, đến nấu ăn, đánh bạc, làm ruộng, săn bắt cá xấu, ...
                     Ra trận đánh giặc

Rất tiếc là do mải mê chụp ảnh, nên chúng tôi không theo kịp đoàn để nghe thuyết minh

 

Rời Bayon trong luyến tiếc vì chưa chụp được nhiều ảnh, chúng tôi đến thăm Lăng Hoàng Thái Hậu. Trước khi vào đến lăng, chúng tôi bắt gặp 1 gốc cổ thụ đọc đáo hình con lân
 
Lăng Hoàng Thái Hậu hoang tàn đổ nát với những gốc cổ thụ nhiều trăm năm phủ lên công trình tạo thành những kỳ quan thiên nhiên lý thú.


K
                                                                                                            
      Như cặp chân gà

 
Hai giờ chiều, theo lịch, chúng tôi đi tham quan 1 cửa hàng mỹ nghệ đá của Xiêm Riệp. Tất cả đều là loại đá bán quý nên không hấp dẫn lắm, hơn nữa, do đoàn là cán bộ nhân viên của công ty, nên túi không được xủng xoẻng. tham quan xong của hàng đá mỹ nghệ, chúng tôi lên xe đến Angkor Wat thì trờ mưa to. Tới  Angkor Wat cơn mưa vẫn không thèm dứt hạt, khiến cả đoàn cứ tưởng cuộc tham quan phải gián đoạn. May mắn thay, sau gần 20ph ngồi trên xe thì mưa bắt đầu nhẹ hạt và sau khi mỗi người mua vội 1 chiếc áo mưa giã chiến mặc vào thì trời tạnh hẳn (tiếc tiền, vì 2USD 3 cái, loại mỏng te mà ở Saigon chỉ giá 4.000đ). 

 
 Lối vào đang sũng nước mưa

PT cầm dù đi trước, thì cô hướng dẫn viên chạy theo đưa chiếc áo mưa và nói bác tài gửi cho cô. (Ui cha, sao ngạc nhiên thế nhỉ?!) Chắc tại thấy PT thuộc hàng lão bà bà, nên câu tài xế sợ PT cảm mưa chăng? Hay muốn lấy điểm khi thấy bé Trúc xinh xắn dễ thương? (Các bạn đoán xem nào?)
   Bé tự chụp khi ngồi trên xe gần Ba 

Angkor Wat được xây dựng vào đầu thế kỷ XII, thời kỳ hưng thịnh nhất của đất nước Chen La. Để được biết thêm về thông tin của ngôi đền này, chúng ta có thể xem đường link này: http://vi.wikipedia.org/wiki/Angkor_Wat
                 Thư viện hoàng gia

   Bé lúc nào cũng nhí nhảnh

 
Cũng biết lấy góc độ để chụp cho mẹ
 

 
  Đang chụp ảnh cho Ba

        Ngôi đền này do quay mặt về hướng tây, nên chỉ tham quan được vào buổi chiều. So với Đền Bayon, thì Angkor Wat đồ xộ và uy nghi hơn nhiều. Ngay cả đường vào cũng rộng rãi và đẹp hơn
                                                                

Anhgkor Wat có 3 tầng không gian: Địa ngục, Trần gian và Thiên đàng. Chúng tôi chỉ tham quan được Địa ngục và Trần gian, còn Thiên đàng thì đang trùng tu, hơn nữa, đã có du khách lên đây ngã xuống và không cứu được, nên đã bị ngăn lại.
Thay vì được đi ngắm hoàng hôn trên sông Tongle Sap, chúng tôi đành phải quay về vì đã quá muộn.
Xe về tới khách sạn thì trời đã bắt đầu nhá nhem.


Tranh thủ tắm và nghỉ ngơi khoảng 1 tiếng, chúng tôi lên đường ra nhà hàng. Nhà hàng này do 1 người Campuchia đầu tư, nên có tiết mục văn nghệ: múa Apsara và các điệu múa dân gian Khmer mừng được mùa, sử thi,...
 
Chờ xe đến chở đi ăn tối

Bữa tiệc buffet, với món ăn tự chọn
 Xem múa
 
 Apsara

 
 
Múa gáo dừa

 
 
    Trước khi về tranh thủ chụp ảnh cùng các vũ công
 
 9 giờ, chúng tôi rời nhà hàng và tiếp tục shopping. Cũng chẳng mua gì khác hơn đêm thứ nhất, đó là áo thun và khăn phula đem về làm quà tặng.
        Thế là hết ngày thứ hai.

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Du lịch Campuchia 2009 (T.Theo)



HÀNH TRÌNH THĂM ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP - TỐI NGÀY THỨ MỘT
phuthuygaodua | 18/11/2009 07:46



Khoảng 6 giờ chiều thì đoàn tới Xiêm Riệp sau khi dừng thăm 1 chiếc cầu cổ với 2 con rắn thần 7 đầu được làm thay cho tay vịn của cầu. Cầu được làm bằng đá cách nay hơn 400 năm.
Hai chữ Xiêm Riệp làm mẹ nhớ tới cuộc hành trình ra miền Bắc học.
Hồi ấy vào khoảng tháng 5 năm 1971, đơn vị của mẹ đóng quân gần đơn vị của mẹ Phú (chị kế PT), xin đơn  vị qua chơi với mẹ Phú, sau khi được mẹ Phú ghé thăm. Chờ mẹ Phú đi lãnh cơm, mẹ sắp lại ba lô cho mẹ Phú thì vô tình nhìn thấy cuốn nhật ký, tò mò giở ra. Những dòng chữ đầu tiên đập vào mắt mẹ chính là tâm trạng của mẹ Phú khi hay tin ông bà ở Saigon bị bắt, mẹ lặng người trong nước mắt và bật khóc hu hu khi đọc đến đoạn 3 cậu của con bơ vơ không ai nuôi dạy. Mẹ Phú về thấy vậy đã ôm mẹ vào lòng và cùng khóc. Bữa cơm chiều hôm ấy cả tổ nữ trinh sát kỹ thuật Mỹ không ai nuốt nổi (nhiệm vụ của mẹ Phú và đồng đội là thay nhau túc trực bên máy điện đàm để rà sóng và dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những mật khẩu rồi ghi chép lại toàn bộ nội dung của các đơn vị lính Mỹ trao đổi với nhau trong những cuộc hành quân) Rừng chiều đã buồn lại càng ảm đạm hơn trong nước mắt của 2 đứa con khóc mẹ cha trong vòng tù tội, khóc các em thơ bơ vơ giữa chốn thị thành... Nước măt chảy gần như suốt đêm hôm ấy, để sáng ra, mắt 2 chị em đều sưng mọng.
Mấy ngày sau, không biết tình cờ hay hữu ý, ông 9 Lộc, chính ủy phòng Quân báo ghé thăm mẹ, mẹ vội hỏi ngay: Phải ba mẹ cháu bị bắt không chú?  Ông 9 xoa đầu mẹ nói: đâu có đâu con! Rồi đưa cho mẹ gói kẹo và bước vội đi. KHoảng 1 tuần sau, bác chính trị viên đại đội gọi và đưa giấy để mẹ làm lý lịch. Biết sẽ chuyển công tác, nhưng không biết sẽ đi đâu, vì thông thường, cứ mỗi đợt chuẩn bị chuyến đơn vị là mẹ phải ngồi khai lý lịch. Sau đó khoảng nửa tháng thì mẹ được lệnh sắp xếp ba lô lên đường ra Bắc học, thay vì trở về nội đô công tác như kế hoạch ban đầu.
Ngày xa nhà tham gia cách mạng, mẹ biết mình sẽ được sang Cam bốt (Cambodia) học 6 tháng. Với thời gian đã định sẵn ấy, mẹ chia tay ngoại và các cậu thật nhẹ nhàng, vậy mà khi nghe tin được ra miền Bắc học, mẹ đã khóc biết bao nhiêu. Tình đồng đội sống chết có nhau, chia cùng nhau từng hạt muối, từng ngọn rau rừng trong đợt càn Đông Dương gần trọn năm 1970 (khi Lon Non lật đổ quốc vương Sihanuk) đã gắn kết những con người tứ xứ thành 1 tập thể tưởng chừng như không thể thiếu nhau được. 3 ngày sang thăm mẹ Phú, 2 ngày chờ đợi để lên đường là những tháng ngày nặng nề nhất của đơn vị, vì ai cũng lo cho chặng đường Trường Sơn mà 1 cô bé tuổi 15 không kịp dậy thì sắp phải vượt qua...
Một tuần lễ tập trung ở trạm để chờ các đòan từ các đơn vị tập họp về đã xong. Đoàn quân đội gồm 5 nam 5 nữ sang điểm tập kết và ghép cùng đoàn học sinh Trường Hoàng Lê Kha của tỉnh Tây Ninh. Phần lớn các  bạn đều là con em cán bộ cấp cao mà nay đều giữ cương vị chủ chốt của tỉnh (trong đó có chị Kim Đồng, vợ của bạn nhà văn Hồ Tĩnh Tâm mà PT có dịp giới thiệu trên entry " Thăm nhà người quen của ngài Hổng Tịnh Tâm")
Trên đường hành quân ra Bắc, hành trang gồm 3 bộ đồ (trong đó có 2 bộ còn vấy máu của 1 anh cùng đơn vị bị mìn claymor đã hi sinh trong đợt đi tiền phương), chiếc võng nilon, 1 tấm chăn dù, 1 chiếc màn tuyn, 1kg ruốc cá và tấm nilon đi mưa 1,5m. Hai bộ đồ đó sau này khi ra tới miền Bắc, mẹ đã cho lại cậu Cường cùng đơn vị an dưỡng với mẹ sau đợt càn Đông dương năm 1970. Cậu ấy đã chết vì bệnh ung thư cách nay gần 20 năm, mà khi hấp hối cậu ấy vẫn muốn được gặp mặt chị Trúc Phương (tên của PT trong kháng chiến), vì 2 chị em thất lạc nhau từ ngày giải phóng, khi mẹ trở về đơn vị. Nhưng tiếc rằng lúc đó không ai biết mẹ ở đâu mà tìm. Thương cho cậu ấy, trước khi nhắm mắt đã không được toại nguyện và khi nghe bạn bè nói lại, mẹ không  khỏi chạnh lòng.
Tình đồng đội là vậy đó, nó thiêng liêng hơn bất cứ tình cảm nào trên đời này, bởi chúng tôi đã có những tháng ngày chia cho nhau từng cọng rau rừng, từng con dế nhỏ, cùng kề cận cái chết bên nhau...
Đoàn học sinh của của mẹ khởi hành từ Kongpong Chàm qua Xiêm Riệp bằng xe lôi, rồi ngồi xuồng máy đến Stung Treng sau đó hành quân 1 buổi sáng để vượt suối Tà Ngâu nước trong leo lẻo sang đất nước Lào. Cuộc hành quân bộ bắt đầu từ đó.
Campuchia với mẹ chỉ là những dấu ấn ngắn ngủi nhưng đều là kỷ niệm nhất là những ngày chạy càn trên đất Campuchia thấm đậm nghĩa tình quân dân 2 nước. Nhớ những chặng đường tìm nơi xây dựng căn cứ mới. Đơn vị của mẹ được người dân Campuchia giúp đỡ rất nhiều. Họ cho chuối, cho khoai, cho gạo, cho nước uống, cho ngủ nhờ,... để tiếp sức cho bộ đội hành quân. Nhờ vậy mà mẹ cũng biết được vài từ: okun (cám ơn), sambaki ( đoàn kết), uon slanh bon te (em có yêu anh không?), sake slanh bon na ( con chó nó yêu anh lắm), ... và những từ cần thiết khác.

Tới Xiêm Riệp thì xe chở thẳng vào  nhà hàng, bữa ăn tối tại nhà hàng thật hoành tráng với 2 món đặc sản:

         
Bò hóc thịt bằm, món này giống như mắm hầm (mắn được làm bằng cá biển) xào thịt bằm

          
Lạp xưởng Xiêm Riệp: họ làm thịt nạc nhiều  với vị nêm mặn ngọt rất vừa miệng
           Tiếp là

                     
              Rau muống: họ xào xanh non nhìn thật hấp dẫn.

          
              Con gà nướng này đâu kém cạnh ai

         
             Cá lóc kho nước dừa, món này PT chịu thua,

         
              Trứng chiên: bình thường như ở VN

         
              Cà ri nạc heo: khá ngon

         
              Canh bí đao nấu sườn

Ăn xong cả đoàn về khách sạn và được tự do.

        
Trước cửa khách sạn cùng cô hướng dẫn viên Radi (ảnh chụp ngày hôm sau, bé mặc áo đầm mẹ mới mua)

          
           Ba và bé "ình" cho sướng lưng sau hơn 14 giờ ngồi xe
          Gia đình ta cùng 1 số đồng nghiệp của ba đi tham quan chợ đêm Xiêm Riệp, với hàng hóa giống như chợ đêm Kỳ Hòa vậy. Tiếc là không đem máy ảnh để ghi lại cảnh chợ đêm này. Chợ này phục vụ cho khách du lịch nên phần lớn hàng hóa là quần áo và hàng lưu niệm. Có vài chỗ họ dùng cá để massage chân cho du khách. Đa số khách sử dụng dịch vụ này là người "mũi lõ".
Xiêm Riệp là thành phố du lịch của Campuchia với hệ thống đền đài cổ kính bằng đá đã hơn ngàn năm và được đưa vào di sản văn hóa thế giới, nên họ mua bán hàng bằng tiền USD. Tuy đã nghe nói, nhưng mẹ lại nghĩ rằng đổi VND ra tiền Rial là mình đã có thể xài được, nên khi tới cửa khẩu Mộc Bài, mẹ đổi ngay 3 triệu (dự trù cho 3 người trong 3 ngày) được 630.000 Riel, vì rút kinh nghiệm những lần du  lịch trước, đem USD là không kiểm soát nổi, bởi vài chục USD mẹ cứ nghĩ là vài chục ngàn đồng, nên hầu như lần nào về cũng tiêu hết vài ngàn USD. Quan trọng hơn là, chuyện làm ăn của mẹ lúc này cũng hơi bết, nên tiêu pha cần phải kiểm soát. Vậy mà buổi tối đó cũng mua sơ sơ hết gần 200.000 Riel (không kể túi của ba).
Sau hơn tiếng xài tiền, mẹ thấy thấm mệt, nên đòi về để "phê", chuẩn bị sức "phẻ" cho 1 ngày tham quan các đền đài của kinh thành Chen La xưa.

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2013

Du lịch Campuchia (2009)

HÀNH TRÌNH THĂM ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP - NGÀY THỨ MỘT


Công ty ba tổ chức đi du lịch sứ sở chùa tháp. Ba bèn đăng ký thêm cho 2 mẹ con đi cùng, sau khi bé Thanh Trúc kiểm tra giữa học kỳ.
Chiều 11.11 sau khi học xong, mẹ và bé tranh thủ sắp xếp đồ đạc và ra xe xuống Vũng Tàu để kịp 4g sáng (12.11) xuất hành. Gần 10g khuya xe mới tới Vũng Tàu, 2 mẹ con mệt nhoài. Sau khi nghỉ ngơi, khoảng 10g30, Ba chở 2 mẹ con đi ăn tối. Về tới nhà đã hơn 11g, bé và ba sắp xếp lại đồ đạc, còn mẹ thì đuối quá nên ngủ khò.
3g sáng 12.11, đồng hồ báo thức, 3g45 thì xe tới đón nhà mình ra công ty ba. 4g15 xe bắt đầu khởi hành. Sau khoảng 5 phút nghe phổ biến thời gian và chương trình tham quan đất nước chùa tháp, mẹ và bé lăn quay ra ngủ không biết trời đất là đâu. 
7g15 thì xe dừng lại ăn sáng ở Trảng Bàng để chuẩn bị cho cuộc hành trình tiếp theo khoảng 400km để tới Siêm Riệp, nơi có Angkor Wat hùng vĩ.
 
 Làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu Mộc Bài thiệt là lâu,vì hôm ấy là thứ năm, các đoàn từ Việt Nam sang tham quan Campuchia khá đông. Nhà mình tranh thủ trong thời gian chờ đợi ra ngoài chụp mấy kiểu ảnh

 

 
 Cột mốc biên giới Việt Nam - Campuchia. Ba và con đang rảo bước về phía cửa khẩu Bà Quách

Cũng tại cửa khẩu này hơn 40 năm trước, khi mới vào bộ đội, mẹ đã được 1 chú giao liên tên Đảo (giờ chú đã hi sinh) chở bằng xe đạp sang Cần giò. Tại Cần Giò, không hiểu sao mẹ lại gặp mẹ Hạnh (chị Hai của PT). Hai chị em mừng mừng tủi tủi, mẹ kể cho mẹ Hạnh nghe chuyện gia đình, rằng mọi người vẫn bình yên. Rồi kể chuyện năm ngoái (mậu thân 1968), quân giải phóng về đóng quân tại cầu chùa  Long Vân Tự (phía bên trong nhà mình) sau đó lính thủy quân lục chiến dùng nhà mình (trong khu ấy, chỉ nhà mình là có lầu cao nhất) để đặt súng bắn qua bên kia cầu, may là không chết ai, chỉ cháy mấy căn nhà sát bờ sông. Đợt đó, nhiều người lính thủy quân lục chiến thích mẹ Phú (chị kế PT), nên mỗi lần hành quân đi đâu đều viết thư về kể chuyện cho mẹ Phú nghe. Thế là có thêm những thông tin chính xác về tiểu đoàn thủy quân lục chiến nọ. Mẹ Hạnh nghe và cười chứ không nói gì thêm. 2 chị em gặp nhau khoảng 20ph thì mẹ Hạnh phải đi. Thêm 1 chặng đường xe đạp khoảng hơn nửa tiếng thì sang căn cứ của  tiểu đoàn quân báo A54 tại Bò Húc. Sáng hôm sau, lại thêm 1 bất ngờ, đó là lớp học quân y sỹ của mẹ Hạnh lại sát ngay cạnh đơn vị của mẹ. Thế là 2 chị em lại gặp nhau mỗi ngày, nếu mẹ Hạnh không đi thực tập trong bệnh viện. Những ngày ấy, mẹ còn trẻ con và vẫn hay uýnh lộn với chú Minh Sơn, mỗi khi chú trêu mẹ giận. Năm ấy chú Minh Sơn cũng vừa từ Saigon lên chiến khu, sau khi bị lộ. Cả đơn vị, ai cũng thương mẹ quá bé, quá hồn nhiên trong trẻo, nên mọi người đều vui theo những trò đùa của mẹ và chú Minh Sơn. Rồi những ngày tháng ngắn ngủi ấy cũng qua đi, khoảng 1 tháng sau, mẹ lên đường đi học lớp điện báo viên với những tín hiệu "tịch - tà" dài ngắn.
Sau khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại 2 cửa khẩu này, đoàn tiếp tục lên xe đi Xiêm Riệp.
 
Trên đường, cô hướng dẫn viên giới thiệu qua đất nước Camphuchia nghèo nàn lạc hậu với nền kinh tế nông ngiệp không phát triển, với mức thu nhập bình quân đầu người không tới 500 đô la Mỹ  1 năm. Quả thực, vào sâu trong đất nước Campuchia mới thấy rõ sự nghèo nàn ấy, bởi những đồng lúa ngát xanh xen lẫn những cây thốt nốt thưa thớt và những căn nhà sàn thưa thớt quạnh quẽ. Xoài riêng là 1 trong 4 tỉnh nghèo nhất Campuchia giáp ranh Việt Nam tại Tây Ninh. Hơn 15% dân Camphuchia mù chữ. Phụ nữ ít ai học tới đại học, vì tập quán của người dân Campuchia là phụ nữ chỉ ở nhà làm nội trợ, nên phần lớn không muốn học cao. Nghe giới thiệu sơ bộ về đất nước Campuchia khoảng 10 phút thì PT lại tiếp tục "phê".
Tới hơn 12 giờ, xe dừng lại tại ăn trưa tại 1 ngôi nhà mà công ty bạn đặt nấu, vì trên dọc tuyến đường không có hàng quán chi hết. Thức ăn thật tuyệt với món khô cá trèn chiên giòn, gà nướng, rau muống xào, canh chua các lóc, sườn cháy. Nói chung là ngon, vì tiêu chuẩn tới 7USD cho 1 bữa. Ở nhà với 7USD, mình sẽ có 1 bữa huy hoàng. Sở dĩ giá 1 bữa ăn cao như vậy, là do ở Campuchia, rau quả hầu như đều phải nhập từ Việt Nam hoặc Thailand, người dân Campuchia chủ yếu là trồng lúa với 1 mùa duy nhất, và phần lớn dựa vào thiên nhiên. Vì vậy cũng dễ hiểu, tại sao hằng năm cứ vào mùa nước nổi thì cá linh non từ Biển Hồ lại về. Phân bón hầu như chỉ sử dụng phân chuồng, nên cá tép ở Campuchia hầu như nguyên vẹn. Và cứ đầu mùa mưa, mùa cá đẻ thì chính phủ Campuchia cấm không cho khai thác cá, để bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Ôi giá mà ...
Ở Campuchia còn có đặc sản côn trùng, đó là thức ăn từ nhện và dế. Nhện thì khai thác quanh năm, bởi khi nông nhàn, người dân Campuchia ở Pra via đi đào nhện để ngâm rượu và chiên giòn để bán cho du khách, còn dế thì vào đầu mùa mưa và lai rai cho tới bây giờ vẫn còn.
Khi nghe tới món đặc sản này, các "bợm" nhà ta có vẻ hứng thú lắm.
Hỏi thăm về nhà vua Campuchia Norodom Sihamoni thì cả đòan ồ lên và gán ghép ngay cho 1 cô bạn chưa chồng cùng đoàn, bởi quốc vương Campuchia nay đã 56 tuổi rồi mà vẫn còn trai tân. Vua Campuchia do Hội đồng tôn vương bầu lên với 4 tiêu chuẩn:
1.      Không được tham gia chính trường;
2.      Gốc gác hoàng gia;
3.      Người Khmer;
4.      Phải có vợ;
Vì vua hiện tại do không có vợ, chỉ đạt được 3 tiêu chuẩn nên tuy làm vua, nhưng không được mặc long bào và đội vương miện.
          

GỌI DỪA DỪA SẼ HIỂU LÒNG TA

Thứ Tư, 1 tháng 5, 2013

HOÀNG HÔN SAIGON



HOÀNG HÔN SAIGON

Gần 60 mình mới có cảm giác yêu Saigon, bởi trong mình cứ mong ngóng về 1 chốn quê, nơi ấy là ký ức mà mẹ đã gieo vào mình qua những câu chuyện thuở ấu thơ. 
Gần 60 mình mới có cảm giác yêu Saigon, nơi mình được sinh ra. Bởi mình luôn thèm những điệu hát, câu hò của miền quê yên tĩnh.
Gần 60 mình mới có cảm giác yêu Saigon, bởi nơi đây các con mình được sinh ra và lớn lên.
Gần 60 mình mới thật sự yêu Saigon, vì mình không còn sống lâu hơn với nó.
Saigon ơi, chỉ giờ đây ta mới thấy mi đẹp khi ta được nhìn Saigon từ xa


NGÀY 30/04/1975


Hình ảnh: Sen giấy sản xuất tại làng Thanh Tiên Huế

Ngày 30/4 /1975, con đang thi học kỳ II. 
Sau khi nộp bài xong thì cả trường vỡ òa trong tiếng reo vui: chính quyền Saigon tuyên bố đầu hàng.
Điều đầu tiên con nghĩ là sẽ được về nhà. Về bên ba mẹ sau 6 năm đằng đẵng xa nhà.
Ngày ấy, đã quá đủ cho những đứa trẻ như chúng con phải rời xa tổ ấm. Thương cho các bạn mồ côi cha mẹ không biết sẽ về đâu. Lúc bấy giờ, nếu có đôi cánh, con sẽ bay ngay về cái xóm Long Vân Tự nhà mình để rúc vào lòng mẹ, để khóc cho vơi nỗi nhớ nhà. 
Chiến tranh đã cướp mất của con tuổi thơ, bắt đầu từ khi ba quyết định cho con sang Cabodia học 6 tháng. Ba đâu biết đã đem con mình vào chốn đạn bom. Chỉ đơn giản 1 điều ba nghĩ: cách mạng cần 1 điện báo viên cho đơn vị biệt động Saigon. Chỉ mẹ mới hiểu nỗi đau mất con từ tình mẫu tử, nên đã phải trốn con lúc sắp ra đi...
Ngày ấy, 1 cô bé 13 sống giữa Saigon đô hội nào hiểu được phía trước của mình là gì? Hồn nhiên chạy đi tìm mẹ để chào, thấy những giọt nước mắt tràn mi mẹ mà con nào có hiểu...
Mẹ ơi, sự hi sinh của mẹ thật là vĩ đại. May mắn thay sau 3 lần tiễn chúng con đi, mẹ đều đón lại đủ 3 đứa trở về, nhưng lại mất đi em con chỉ sau 20 ngày chấm dứt chiến tranh vì những kẻ cơ hội, xuẩn ngốc khi cầm trong tay khẩu súng để giữ trật tự công cộng. Mẹ đã đề nghị không truy tố nó, vì mẹ nói: chỉ 1 mình mẹ mất con là quá đủ.
Lòng mẹ bao la, không cần biết đến công lý mà chỉ sợ có thêm 1 người mẹ mất con...
Mẹ ơi, tấm lòng của mẹ, tính bao dung của mẹ chỉ chúng con mới hiểu, chỉ hàng xóm quanh nhà mình mới hiểu. Cái Tết cuối cùng trước khi đi xa, mẹ sai cô giúp việc dắt đi khắp xóm để thăm những gia đình nghèo, cho tiền họ ăn Tết. Mẹ ra cả xóm cũ nhà mình ngoài đường Bạch Đằng để thăm và cho tiền bác Tích, người hàng xóm già duy nhất còn lại của mẹ. 
Mọi người ra tiễn mẹ đi xa, từ bà bán tàu hũ, đến bà bán bánh canh, bác thợ hồ,... khóc kể về những lúc ốm đau chỉ cần vài viên thuốc mẹ cho là khỏi bệnh. Họ đâu biết bên trong những viên thuốc ấy là 1 tình thương bao la mẹ đã dành cho họ. 
Mẹ là tấm gương trong suốt để chúng con soi lại mình... 


NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG




1/5 là ngày Quốc tế lao động.
Vậy mà nhân dân lao động toàn thế giới vẫn cứ đầu tắt mặt tối. Lại còn mất cả việc làm trong thời buổi suy thoái.
Với các ông chủ thì nhiều ông lâm cảnh nợ nần, lắm ông phá sản, một số ông thừa nước đục thả câu,...
Ông ấm nhất là cái ông quản lý nhà nước. Càng suy thoái, các ông càng nhiều đặc quyền...

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

THÈM...


THÈM...
Hình ảnh: THÈM...

cho tôi xin một vé
trở về với tuổi thơ
được mẹ ôm vào lòng
được cha hôn lên trán
được nô cùng chúng bạn
được lò cò nhảy dây

cho tôi xin một vé
trở về với tuổi thơ
để được mộng được mơ
được nằm ôm chân mẹ
được vỗ về yêu thương

cho tôi xin một vé
trở về với tuổi thơ
cho tôi xin một vé
để về với tuổi thơ...

cho tôi xin một vé
trở về với tuổi thơ
được mẹ ôm vào lòng
được cha hôn lên trán
được nô cùng chúng bạn
được lò cò nhảy dây

cho tôi xin một vé
trở về với tuổi thơ
để được mộng được mơ
được nằm ôm chân mẹ
được vỗ về yêu thương

cho tôi xin một vé
trở về với tuổi thơ
cho tôi xin một vé
để về với tuổi thơ...

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

MẸ ƠI...

MẸ ƠI...

Giật mình thức giấc, không thể dỗ được giấc ngủ, bởi bao ký ức cứ ùa về.

Dù rằng con đã nhiều lần dạy các cháu: báo hiếu cho cha mẹ, chính là sự ngoan ngoãn và thành đạt của các con. Ba mẹ chỉ cần các con trưởng thành là đủ.
Vậy mà,...
Mẹ ơi, vậy mà con vẫn ray rứt vì chưa làm tròn chữ hiếu với mẹ. Tâm nguyện, mỗi ngày con sẽ dành 1 tiếng đồng hồ bên mẹ để nghe mẹ nói, dù rằng những điều mẹ nói đôi khi chẳng ăn nhập gì với nhau, bởi đó chính là dấu hiệu của tuổi già...Vậy mà con đã không làm được...
Hơn 20 năm trước khi ra đi, đôi mắt của mẹ chỉ còn phân biệt được sáng tối, bởi di chứng của bệnh glocom, dù đã hơn chục lần mổ và 1 lần ghép giác mạc, nhưng tất cả hoàn toàn vô vọng. Vì thế trong mẹ, chúng con vẫn trẻ mãi ở độ tuổi 30. các cháu của mẹ thì luôn trẻ thơ, dù rằng chúng đã cho mẹ những đứa cháu cố xinh xắn dễ thương như chính ba mẹ chúng...Mẹ yêu tất cả và luôn tự hào rằng: cả xóm Long Vân Tự, không đứa nào đẹp bằng cháu bà Kiệu. Câu nói ấy của mẹ là niềm tự hào của chúng con, vì sự thật cũng gần như thế...
Dù chỉ phân biệt được sáng tối, nhưng trong phòng mẹ, chẳng bao giờ có lấy 1 hạt bụi. Tất cả đều bóng loáng, bởi sự tỉ mẩn của mẹ. Suốt ngày mẹ lau chùi, dọn dẹp và làm đổ vỡ không biết bao nhiêu là ly tách.
Dù chẳng bao giờ xem TV, nhưng tất cả mọi biến động của xã hội, dịch bệnh, thiên tai, mẹ đều vanh vách, bởi chiếc radio của mẹ gần như suốt ngày đêm không nghỉ. 
Mẹ chăm chỉ tập thể dục, vì sợ nếu mẹ mất đi, các con sẽ không còn chỗ đi về...
Mẹ ơi,...làm sao con quên được, làm sao con an lòng, khi chỉ 1 điều duy nhất là về với mẹ mỗi ngày để mẹ có người nói chuyện, làm sao con yên được khi mẹ lúc nào cũng lo lắng cho sự vất vả của con, làm sao con yên được khi con còn tất tả ngược xuôi...
Chữ hiếu con vẫn chưa tròn. Mẹ ơi...

MẸ

MẸ



Gần đến ngày giỗ mẹ, lòng con xốn xang.
Nhớ mẹ, nhớ lời ru vềi những chú mèo mà con rất yêu: chị ơi em có con mèo,...rồi con mèo mày trèo cây cau... và cả bài hát Dư âm, Ngậm ngùi, để giờ vẫn còn đọng mãi trong con. Nhớ cả cảm giác mát lạnh khi con gối đầu và ôm chân mẹ mỗi khi mẹ kể chuyện đời xưa...

Mẹ đi rồi, con như gà con lạc mẹ, táo tác hơn cả tháng trời trong thảng thốt. Giờ nghĩ lại, con vẫn thảng thốt, nghẹn ngào. Mẹ ơi...

Đêm nay con lại đi Nha Trang, việc vẫn chưa xong mẹ ạ.

Ba má con thì đang ở Biên Hòa với vợ chồng Trinh để chữa bệnh cho má. Má con nay cũng như ngọn đèn hiu hắt, ba con thì đỡ hơn chút, nhưng không tinh anh như ba mình trước khi ra đi. Anh Thành con vừa ở quê lên, báo tin dượng Năm con cũng yếu lắm rồi. Cô Năm vẫn gầy gò, với vốc thuốc sau mỗi bữa ăn. Năm nay ruộng nhà không cho thuê nữa mà cùng hùn với họ để làm, nên "công tử Bạc Liêu" của ba da bắt đầu xạm nắng...

http://phuthuygaodua.vnweblogs.com/post/14438/301984

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

BÀI CŨ UP LÊN

BÀI CŨ UP LÊN
Hình ảnh: BÀI CŨ UP LÊN      


Ngày 20/10/ 2009, vừa tròn 486 tháng, tức 40 năm 6 tháng, kể từ ngày tôi thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Cái ngày mà mẹ phải bế cậu em trai Út của tôi sang nhà hàng xóm để không nhìn thấy ba chở tôi đi...

Hồn nhiên vô tư, tôi sang nhà thím Sáu chào mẹ và hôn em. Thấy mắt mẹ đỏ hoe ngấn lệ, tôi vội vã chạy đi mà nào biết phía trước mình là bom đạn và chia xa không biết ngày gặp lại...
        Lúc đó, tôi chỉ được biết mình sang Cam-bốt học 6 tháng thì về (tôi được đưa sang Camphuchia học lớp điện báo viên để trở về Saigon hoạt động. Năm 1970 Ba mẹ ở Saigon bị bắt. Đến năm 1971 thì được đưa ra miền Bắc học). Rồi hơn 6 năm sau tôi mới được gặp lại ba mẹ sau ngày Miền Nam giải phóng.

Từ khách sạn Arcenciel (ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 5), tôi tự tin lên xe bus để về Hàng Sanh, nơi tôi được sinh ra và ở tới năm 13 tuổi.

Hơn 6 năm xa Saigon, ngồi trên xe bus nhìn đường xá chẳng chút thân quen, tôi không hình dung được mình đã đến đâu, nếu qua mỗi góc ngã tư tôi không xem tên đường. Cũng những tên đường đó, mà nay sao xa lạ quá,  nhà cửa được xây to hơn, có những nơi nhà mới mọc lên san sát. Cho tới khi lơ xe bảo: Ngã tư Hàng Sanh, có ai xuống không?

Bước xuống xe, tôi ngỡ ngàng không biết mình phải theo đường nào để về nhà. Hỏi thăm người đi đường lối về ngã ba Hàng Sanh. Tôi tự tin thả bộ về nhà. Ngã ba Hàng Sanh không còn trại cưa Nguyễn Văn Nho mà thay vào đó là những bảng hiệu "cờ tây", "A, nó đây rồi!" ,  " nai đồng quê",... (đó là tên những quán bán thịt cầy)Đại lộ Bạch Đằng, con đường mà 6 năm về trước còn nhiều nhà tôn vách ván, nay đã trù phú hơn với những căn nhà xây san sát. Đi chưa được trăm mét thì trời bỗng đổ mưa. Bước vội vào 1 hiên nhà, ngắm đường phố qua cơn mưa bóng mây mà lòng bồi hồi xao động. Chỉ còn vài trăm mét nữa thôi, tôi sẽ được ngả vào lòng mẹ sung sướng. Cảm giác nôn nao cứ dâng lên dồn dập, đến tôi không thể thở được nữa. Chưa đầy 5 phút mưa vừa ngớt hạt, vậy mà tôi có cảm giác như rất lâu rồi vậy. Mưa lâm râm, tôi vội bước xuống đường, mà chân như muốn lạc trên không.

-          Mẹ ơi, mở cửa cho con!

-          Phú đấy hả con? Giọng mẹ vọng ra

-          Dạ con Thanh đây! (Kim Thanh là tên cha mẹ đặt)

-          Ông ơi cái Thanh nó về này! Cuống quýt, ba mẹ tôi từ trong nhà vội bước ra. Mẹ không thể mở nổi chốt cửa mà hằng ngày chỉ cần ấn nhẹ là cửa đã tự động mở.

-          Ông ơi, mở cửa cho con này! Mẹ luống cuống bảo ba. Ba bước tới ấn nhẹ vào chốt khóa, cửa được mở và tôi ôm choàng lấy mẹ. Mẹ ôm tôi vào lòng cuống quýt giọng lạc đi trong nước mắt

-          Con về đấy à? Sao con về mà không báo để ba mẹ đi đón?

-          Dạ, tụi con đi tàu biển về đến cảng Nhà Rồng trưa hôm qua, nhưng phải về tập trung ở khách sạn, nên hôm nay mới xin phép về nhà được.

-          Ôi con gái của tôi! Mẹ đưa tôi vào ngồi xuống bộ salon và vén tóc tôi lên để nhìn cho rõ mặt. Con đã lớn thế này rồi!

Ba nhìn tôi lặng lẽ, không nói lời nào.

Những phút giấy ấy mới thiêng liêng làm sao, những phút giây mà hơn 6 năm trời tôi mong có được, những phút giây mà những năm tháng xa nhà ấy, chúng tôi không biết bao giờ mình mới có.

Tôi hỏi mẹ về các chị và các em tôi. Mẹ lặng đi trong nước mắt, nghẹn ngào nói về cái chết của cậu em trai kế tôi do còn tranh tối tranh sáng của 20 ngày sau giải phóng. Các chị tôi đều đã trở về đơn vị, em trai thứ hai ra Vũng tàu thăm cậu em Út mới 10 tuổi của tôi đang học trường thiếu sinh quân...

Kể cho mẹ nghe những ngày lênh đênh trên biển, tôi say sóng nằm liệt không biết ngày đêm. Chỉ biết có lúc bạn bè lay gọi: Trúc Phương! Trúc Phương! (Trúc Phương là tên trong kháng chiến được đặt lại theo yêu cầu của công tác bí mật thời ấy)Tôi chỉ mở được mắt nhìn và lại lịm đi với loáng thoáng câu nói: Làm sao cho nó ăn đây? Cho đến khi tàu thả neo ở Vũng Tàu 1 đêm chờ hoa tiêu dắt vào Saigon, tôi mới hồi tỉnh và nôn thốc tháo toàn mật đắng khi ngửi thấy mùi mì tôm. Các bạn xót xa cho tôi mấy ngày không ăn uống được gì, nhưng không thể làm sao được, vì trên tàu cũng chẳng có gì để ăn, nên đã xin chút đường pha cho tôi ly trà đường uống tạm...

Chiều hôm đó, chị tôi từ đơn vị về và chở tôi đến chỗ tập trung xin cho tôi được về nhà. Mấy hôm sau, đang lơ mơ nghỉ trưa ở phòng khách, nghe giọng mẹ thì thầm với ba: Ông này, mắt ông sáng, ông ra xem có phải cái Thanh nhà mình không? Cái Thanh nhà mình có nốt ruồi dưới mi mắt ấy.

Ngạc nhiên, ba nói: Bà này lạ thật, không con mình chứ con ai?

Mẹ lại nói: Sao cái Thanh nhà mình, ngày còn bé ở nhà nói tiếng Bắc mà sao bây giờ ra Bắc về lại nói tiếng Nam.

Chao ơi! Hèn gì mấy hôm nay, mỗi khi nói chuyện, mẹ nhìn tôi rất chăm chú, để xem có cái nốt ruồi dưới mi mắt không, nhưng do thị lự kém sau nhiều lần phải mổ do chứng glocom (cườm nước), nên dù có cố thế nào mẹ vẫn không thể nhìn thấy được, vì khi nói chuyện với mẹ, lúc nào tôi cũng tít mắt cười. Đôi mắt mà ngày xưa mẹ vẫn thường mắng yêu tôi: cười mắt cứ tít, lại còn có đuôi thế này thì sau này chỉ chết trai thôi con ạ!...
________________

Lục lại hình mình, chợt thấy ảnh cùng với con gái yêu đi họp mặt đơn vị, bèn giở ra đọc. Thấy kèm bài viết này cách đây gần 4 năm, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. Bèn copy cho vào đây. Hình này con gái chụp sau khi hết bệnh được vài tháng, nên tóc chưa mọc dài.


Ngày 20/10/ 2009, vừa tròn 486 tháng, tức 40 năm 6 tháng, kể từ ngày tôi thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Cái ngày mà mẹ phải bế cậu em trai Út của tôi sang nhà hàng xóm để không nhìn thấy ba chở tôi đi...

Hồn nhiên vô tư, tôi sang nhà thím Sáu chào mẹ và hôn em. Thấy mắt mẹ đỏ hoe ngấn lệ, tôi vội vã chạy đi mà nào biết phía trước mình là bom đạn và chia xa không biết ngày gặp lại...
Lúc đó, tôi chỉ được biết mình sang Cam-bốt học 6 tháng thì về (tôi được đưa sang Camphuchia học lớp điện báo viên để trở về Saigon hoạt động. Năm 1970 Ba mẹ ở Saigon bị bắt. Đến năm 1971 thì được đưa ra miền Bắc học). Rồi hơn 6 năm sau tôi mới được gặp lại ba mẹ sau ngày Miền Nam giải phóng.

Từ khách sạn Arcenciel (ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 5), tôi tự tin lên xe bus để về Hàng Sanh, nơi tôi được sinh ra và ở tới năm 13 tuổi.

Hơn 6 năm xa Saigon, ngồi trên xe bus nhìn đường xá chẳng chút thân quen, tôi không hình dung được mình đã đến đâu, nếu qua mỗi góc ngã tư tôi không xem tên đường. Cũng những tên đường đó, mà nay sao xa lạ quá, nhà cửa được xây to hơn, có những nơi nhà mới mọc lên san sát. Cho tới khi lơ xe bảo: Ngã tư Hàng Sanh, có ai xuống không?

Bước xuống xe, tôi ngỡ ngàng không biết mình phải theo đường nào để về nhà. Hỏi thăm người đi đường lối về ngã ba Hàng Sanh. Tôi tự tin thả bộ về nhà. Ngã ba Hàng Sanh không còn trại cưa Nguyễn Văn Nho mà thay vào đó là những bảng hiệu "cờ tây", "A, nó đây rồi!" , " nai đồng quê",... (đó là tên những quán bán thịt cầy)Đại lộ Bạch Đằng, con đường mà 6 năm về trước còn nhiều nhà tôn vách ván, nay đã trù phú hơn với những căn nhà xây san sát. Đi chưa được trăm mét thì trời bỗng đổ mưa. Bước vội vào 1 hiên nhà, ngắm đường phố qua cơn mưa bóng mây mà lòng bồi hồi xao động. Chỉ còn vài trăm mét nữa thôi, tôi sẽ được ngả vào lòng mẹ sung sướng. Cảm giác nôn nao cứ dâng lên dồn dập, đến tôi không thể thở được nữa. Chưa đầy 5 phút mưa vừa ngớt hạt, vậy mà tôi có cảm giác như rất lâu rồi vậy. Mưa lâm râm, tôi vội bước xuống đường, mà chân như muốn lạc trên không.

- Mẹ ơi, mở cửa cho con!

- Phú đấy hả con? Giọng mẹ vọng ra

- Dạ con Thanh đây! (Kim Thanh là tên cha mẹ đặt)

- Ông ơi cái Thanh nó về này! Cuống quýt, ba mẹ tôi từ trong nhà vội bước ra. Mẹ không thể mở nổi chốt cửa mà hằng ngày chỉ cần ấn nhẹ là cửa đã tự động mở.

- Ông ơi, mở cửa cho con này! Mẹ luống cuống bảo ba. Ba bước tới ấn nhẹ vào chốt khóa, cửa được mở và tôi ôm choàng lấy mẹ. Mẹ ôm tôi vào lòng cuống quýt giọng lạc đi trong nước mắt

- Con về đấy à? Sao con về mà không báo để ba mẹ đi đón?

- Dạ, tụi con đi tàu biển về đến cảng Nhà Rồng trưa hôm qua, nhưng phải về tập trung ở khách sạn, nên hôm nay mới xin phép về nhà được.

- Ôi con gái của tôi! Mẹ đưa tôi vào ngồi xuống bộ salon và vén tóc tôi lên để nhìn cho rõ mặt. Con đã lớn thế này rồi!

Ba nhìn tôi lặng lẽ, không nói lời nào.

Những phút giấy ấy mới thiêng liêng làm sao, những phút giây mà hơn 6 năm trời tôi mong có được, những phút giây mà những năm tháng xa nhà ấy, chúng tôi không biết bao giờ mình mới có.

Tôi hỏi mẹ về các chị và các em tôi. Mẹ lặng đi trong nước mắt, nghẹn ngào nói về cái chết của cậu em trai kế tôi do còn tranh tối tranh sáng của 20 ngày sau giải phóng. Các chị tôi đều đã trở về đơn vị, em trai thứ hai ra Vũng tàu thăm cậu em Út mới 10 tuổi của tôi đang học trường thiếu sinh quân...

Kể cho mẹ nghe những ngày lênh đênh trên biển, tôi say sóng nằm liệt không biết ngày đêm. Chỉ biết có lúc bạn bè lay gọi: Trúc Phương! Trúc Phương! (Trúc Phương là tên trong kháng chiến được đặt lại theo yêu cầu của công tác bí mật thời ấy)Tôi chỉ mở được mắt nhìn và lại lịm đi với loáng thoáng câu nói: Làm sao cho nó ăn đây? Cho đến khi tàu thả neo ở Vũng Tàu 1 đêm chờ hoa tiêu dắt vào Saigon, tôi mới hồi tỉnh và nôn thốc tháo toàn mật đắng khi ngửi thấy mùi mì tôm. Các bạn xót xa cho tôi mấy ngày không ăn uống được gì, nhưng không thể làm sao được, vì trên tàu cũng chẳng có gì để ăn, nên đã xin chút đường pha cho tôi ly trà đường uống tạm...

Chiều hôm đó, chị tôi từ đơn vị về và chở tôi đến chỗ tập trung xin cho tôi được về nhà. Mấy hôm sau, đang lơ mơ nghỉ trưa ở phòng khách, nghe giọng mẹ thì thầm với ba: Ông này, mắt ông sáng, ông ra xem có phải cái Thanh nhà mình không? Cái Thanh nhà mình có nốt ruồi dưới mi mắt ấy.

Ngạc nhiên, ba nói: Bà này lạ thật, không con mình chứ con ai?

Mẹ lại nói: Sao cái Thanh nhà mình, ngày còn bé ở nhà nói tiếng Bắc mà sao bây giờ ra Bắc về lại nói tiếng Nam.

Chao ơi! Hèn gì mấy hôm nay, mỗi khi nói chuyện, mẹ nhìn tôi rất chăm chú, để xem có cái nốt ruồi dưới mi mắt không, nhưng do thị lự kém sau nhiều lần phải mổ do chứng glocom (cườm nước), nên dù có cố thế nào mẹ vẫn không thể nhìn thấy được, vì khi nói chuyện với mẹ, lúc nào tôi cũng tít mắt cười. Đôi mắt mà ngày xưa mẹ vẫn thường mắng yêu tôi: cười mắt cứ tít, lại còn có đuôi thế này thì sau này chỉ chết trai thôi con ạ!...
________________

Lục lại hình mình, chợt thấy ảnh cùng với con gái yêu đi họp mặt đơn vị, bèn giở ra đọc. Thấy kèm bài viết này cách đây gần 4 năm, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. Bèn copy cho vào đây. Hình này con gái chụp sau khi hết bệnh được vài tháng, nên tóc chưa mọc dài.

Thứ Hai, 18 tháng 3, 2013

VÀ ĐÓ LÀ EM


 Hình ảnh: thơ em 
không đam mê
không đăm đắm
không khắc khoải
nhạt tình

đời em
trăn trở
vùi mình
mưu sinh
tất bật

quấn lấy em
cô độc
mệt nhoài


VÀ ĐÓ LÀ EM


thơ em


không đam mê


không đăm đắm


không khắc khoải


nhạt tình




đời em


trăn trở


vùi mình


mưu sinh


tất bật




quấn lấy em


cô độc


mệt nhoài

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Mời xem VTV9

Mời các anh chị và các em mình trưa mai (thứ sáu: 11 giờ mở TV bắt đài VTV9, chương trình Tôi, người Việt Nam về "Người đánh thức gáo dừa".
Bạn mô giỏi vi tính, xin chép lại link "tặng" mình để lưu mần kỷ niệm.
Cám ơn nhiều nhiều.

Giỗ tổ NGHỀ TÓC


Vợ chồng cậu em Út đứng giữa
Mai (20 tháng Giêng), giỗ tổ Nghề tóc. E dâu Út mình là nhà tạo mẫu tóc nổi tiếng Mylien Mymy đồng chủ trò của ngày mai tại nhà hàng Sinh Đôi. Em vừa sáng tác ca khúc "Tôi và tóc", hôm qua ghé sang em để "tút" lại "nhơn séc", em hào hứng kể và cho mình nghe bài hát trên. Gia điệu vui, trẻ trung, nhí nhảnh, lời cũng tuyệt vời không kém.
Em nhỏ hơn mình 1 con giáp nên ở tuổi Mậu thân. Nhà mình có tới 1 bầy khỉ. còn 1 cô cháu tuổi Canh thân hiện là thạc sỹ quản trị bệnh viện đang làm việc tại Mỹ (khoe hàng) Thêm 2 con khỉ nhỏ cháu nội của ông anh và cháu ngoại của bà chị, năm nay được 9 tuổi, nghịch phá và lý sự kinh hồn (chắc giống mình, hihi)
Em về làm dâu nhà mình khi vừa tốt nghiệp 12 (em trai mình có tài cua "gớ" bằng ngón đờn và cái sự im im nhưng đầy hóm hỉnh). Nhập gia tùy tục, về nhà mình đc hơn tháng, ba mình bắt đầu dạy em chích thuốc, chữa bệnh (ba mẹ mình là y tá tư, nổi tiếng 1 vùng). Em cũng mát tay chẳng thua gì mình (cả nhà mình ai cũng có tay phục dược). Được hơn 2 năm thì ba mẹ và mấy chị em, mỗi người 1 ít, góp lại để mở tiệm làm tóc cho em. Lúc đó cơ quan mình đến ủng hộ em rất nhiều. Y như ba, em trai mình đứng đằng sau vợ, lo hết mọi việc về vật tư, thiết bị ngành tóc, em thì như mẹ mình, hồn nhiên, chỉ biết làm, gom tiền đưa chồng để lên kế hoạch tương lai.
Em trai mình được cái rất cẩn trọng trong đầu tư làm ăn, nên tính đâu thắng đó. Em dâu thì đạt ngay giải cây kéo vàng đầu tiên của Việt Nam, nên công việc ngày càng phát triển. Nay "tiệm" tóc của em được hãng L'oreal đầu tư độc quyền và là "tiệm" tóc đầu tiên của Việt nam đạt chuẩn quốc tế.


P/s: Ngày xưa, nghề tóc chỉ đủ sống. Nay ai có nghề giỏi cũng khá hơn nhiều. Vợ chồng em Út mình "trai tài, gái cũng tài luôn", nên đã đầu tư tài chính vào Mỹ. Em dâu và các cháu chuẩn bị qua Mỹ, nhưng không định cư, chủ yếu cho các cháu học hành, nên phải nhập quốc tịch Mỹ. Em trai thì kiểu mô cũng không đi, vì nó có quá nhiều cơ hội làm ăn ở Việt Nam với cái đầu lạnh ngắt.


Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

NGÀY THẦY THUỐC VIỆT NAM

Ba mẹ mình đều là y tá, nổi tiếng 1 thời khắp vùng nhờ mát tay và lòng nhân hậu.
Chị Hai mình là bác sỹ, đã có lần lên báo nhờ có chương trình cai nghiện tại gia, nhưng giờ thì khách khứa vắng òm, vì tối ngày đi khám từ thiện, chẳng màng tới lợi danh.
Chị Ba mình thì có nhà thuốc tây, nhìn vào khách lưa thưa, nhưng nhân viên không bao giờ được nghỉ, bởi cứ người này ra thì người khác vào, đủ để 3 nàng dược tá loay hoay cả ngày. Nhà thuốc của chị được các hãng dược phẩm cho vào danh sách "đỏ" và được chăm sóc thường xuyên (mình có bạn  làm trình dược viên nói thía). Bởi ngoài chức danh dược sỹ, chị còn là 1 bác sỹ thực thụ, bởi chị đã từng suốt thời con gái phụ mẹ chữa bệnh cho mọi người. Cái sự mát tay của chị cũng được mọi người hết sức tín nhiệm. Mọi người nói, chỉ cần ra nhà cô Phú (tên chị mình) là hết bịnh, khỏi đi bác sỹ. Cả nhà mình, ai cũng có tay phục dược. Nhớ ngày mới giải phóng, từ miền Bắc về, thấy mẹ không lúc nào ngơi tay, ba dạy mình chích thuốc và mình cũng đã phụ mẹ chích thuốc và chữa bệnh. Các em bé, chỉ đòi chị Thanh chích thuốc; có chàng, sau mấy ngày vào chích thuốc đã nói mẹ vào đặt vấn đề với mẹ mình để xin tìm hiểu. Mẹ mình thì vui tính lắm, nhưng chuyện này hổng đùa được, nên từ chối ngay, vì sợ mình dang dở chuyện học hành. Thế là từ đó, mẹ hạn chế, không để mình chích thuốc cho các chàng trai nữa.
Giờ có những lúc nằm bệnh viện, thấy mấy cô điều dưỡng chích thuốc cho mọi người, mình hiểu tại sao họ chích đau và vì sao khi mình chích thuốc lại được mọi người thích và khi mình bán thuốc, thì mọi người rất nhanh khỏi bệnh. Ấy là trước tiên, ba mình "giáo huấn" (chả gì ba cũng từng là y tá trưởng của bệnh viện thời Pháp): Trước khi tiêm thuốc cho người bệnh, phải nghĩ mình đang là bệnh nhân, mệt mỏi, đau đớn và con cần gì? Trước tiên là sự cảm thông và ân cần nơi người thầy thuốc, vì thế, khi cầm ống tiêm, con hãy để họ tập trung vào sự ân cần hỏi han của con mà quên rằng họ sắp phải bị tiêm và quan trong hơn là kỹ thuật tiêm. Con phải biết đưa kim vào đúng vị trí để tránh tai nạn nghề nghiệp là làm bệnh nhân bị thọt chân, và đưa kim thế nào để bệnh nhân không có cảm giác đau, hoặc sợ hãi. Khi tiêm thuốc phải tiêm rất chậm, nếu thuốc nào đau, phải biết cách để thuốc vào mà họ không cảm thấy đau đớn. Kỹ thuật tiêm rất quan trọng và quan trọng hơn chính là cái tâm của người thầy thuốc phải không các bạn? Ba mình đã dạy rất nhiều học trò và ai cũng thành đạt. Mình chỉ phụ để mẹ đỡ vất vả, nhưng với sự chỉ dạy của ba, mình hiểu rằng sự ân cần, tận tâm của người thầy thuốc cũng chính là 1 phương thuốc nhiệm màu. Và mình cũng đã làm được điều đó.
Hôm nay ngày Thầy thuốc Việt Nam. Nhớ ba mẹ, nghĩ đến 2 chị, mình viết bài này, để các bạn cùng chia sẻ với mình. Một thầy thuốc không chuyên trong 1 gia đình thầy thuốc chuyên nghiệp.

P/S: Ba dạy mình cả cách cầm ống cặp nhiệt cho vào nách bệnh nhân như thế nào, cả cách vẩy ống cặp nhiệt ra sao. Giờ thấy kỹ năng chuyên môn của các cô điều dưỡng kém quá, từ cách vẩy ống cặp nhiệt, nhất là kỹ thuật tiêm. Có lẽ họ không được dạy tính ân cần, tận tâm trong y đức... Buồn!

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013


HƯƠNG CÀ PHÊ – HƯƠNG ĐỜI

HƯƠNG CÀ PHÊ – HƯƠNG ĐỜI

    
      (Nhà thơ - nhà thư pháp Trụ Vũ rất uyên bác và lịch duyệt, PTGD đứng cạnh ông)

Cảm nhận đầu tiên của tôi khi được nhìn bản thảo tập thơ Hương Cà phê của bác Trụ Vũ, ấy là sự chăm chút hết sức cẩn thận về hình dáng bên ngoài qua gam màu mận chin thật dung dị với những vân màu đậm nhạt. Thong thả lât giở từng trang, bác đọc cho tôi nghe từng bài thơ một. Tôi thực sự choáng ngợp bởi những dòng thư pháp như hương cà phê đang tỏa lên thơm lựng từ những tách cà phê đậm nhạt vị đời. Bằng giọng đọc truyền cảm và lắng đọng, bác chầm chậm dắt tôi vào giữa cuộc đời thăng trầm, nhưng rất thú vị qua những bài thơ mà theo bác là “nhỏ” nhưng tròn đầy triết lý.
Từng giọt đen
Từng giọt đen
Đời mình
Với Trụ Vũ, “từng giọt đen” này là gì (?!), để khi rơi vào cuộc đời đã  “Vùng vẫy/ Biển hư vô”. Và rồi  kết tinh lại để thành:
Kim cương đen
Ngời ngời
Thơm chảo lửa
Có phải chăng chảo lửa của Trụ Vũ ở đây chính là cuộc đời mà trong  “Mọi cái có/ Đều không/ Và ngược lại” để qua chảo lửa ấy “Giọt cà phê/ Vô ngại”.
Nghe thơ Trụ Vũ, tôi không thể không ngừng suy ngẫm, bởi mỗi giọt cà phê của ông chính là mỗi giọt đời đọng lại “Giữa đôi bờ/ Không sắc” giọt cà phê biết “Đứng lại/ Giữa đường rơi” để “Kê vầng trán/Lên sợi cà phê/ Đắng”. Vị đắng của cà phê mà ông nói lên ở đây là gì? Có phải chăng đấy chính là hương vị cuộc đời của những người từng trải? Từ cái vị đắng ấy của cuộc đời, đã tạo nên sắc thái riêng của Trụ Vũ để rồi:
Giọt cà phê
Long lanh
Tròn nhật nguyệt
Và trong những “giọt” đời không ngừng suy ngẫm và trải nghiệm ấy, thì: “Tách cà phê/ San sẻ/ Vị thăng trầm”. Vâng, khi những giọt đời rơi vào cùng một chốn, chúng sẽ hòa quyện cùng nhau bằng sự chia sẻ cảm thông để cùng tỏa hương. Những “giọt” đời ấy, đâu chỉ là những thăng trầm của cuộc sống, mà nó còn có cả “Đợi em/ Từ bao kiếp/ Giọt tri âm”
“Giọt cà phê” của Trụ Vũ còn là “Sợi tóc/ Ngát hương em”.  Em của Trụ Vũ ở đây là ai? Có phải là một nửa thế giới đã làm điêu đứng bao tâm hồn “Em nồng nàn/ Tỏa đắng/ Giọt cà phê” hay Trụ Vũ xem “giọt cà phê” như người bạn tri kỷ, tri âm để “Em nằm đó/ Hiện thân đời/ Giọt đắng ơi”…
Qua 99 bài thơ “nhỏ”, tập thơ Hương cà phê với bút pháp tự do, ngôn từ mộc mạc, Trụ Vũ đã nhấn nhá từng câu chữ  như những lời trần tình với cuộc đời bằng chính sự thâm trầm của mình. Và tuy không hiểu nhiều về Phật pháp, nhưng từ tập thơ này, tôi cảm nhận được sự sâu xa của triết lý nhà Phật, của sự giải thoát bởi sự vô hình tướng “Giọt cà phê/ Vô tướng/ Đức Mầu ni” cùng  “ Giữa đôi bờ/Không sắc/ Giọt cà phê”. Và hơn hết, tôi có được bài học ở cuộc đời, chính là:
Giọt cà phê
Đứng lại
Giữa đường rơi…
Cảm ơn Bác Trụ Vũ, nhà thơ, nhà thư pháp đã để lại cho đời một tập thơ rất đẹp về cả nội dung lẫn hình thức mà khi đọc qua, không ai không khỏi lắng lại để thưởng thức, suy ngẫm và cảm nhận…

* Tập thơ được ra mắt tại nhà riêng của Giáo sư - Tiến sỹ Trần Văn Khê


Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

EM

Em có cái tên nghe thảm, nhưng vào thăm nhà cũng như khi em ghé thăm ai đó, em đều tếu táo, trêu chọc mọi người thiệt là vui.
Ngày xưa, thấy tên em và tính cách em chẳng có gì giống nhau, tôi chán không muốn vào, vì tính tôi vốn dĩ ghét điều giả dối.
Tuy nhiên, khi ghé thăm các nhà, thấy em tếu, hóm hỉnh, dễ thương, hết trêu ghẹo người này đến người khác, tôi bắt đầu có cảm tình với em. Vì thế, cái tên và sự thể hiện tính cách của em không còn là điều tôi quan tâm nữa. 
Nghe tôi ra NT, từ phương xa em gọi điện về, nói hoài không hết chuyện. Tôi cảm động lắm.
Công việc lu bù, tôi ít có thời gian vào blog để viết lách và thăm ai. Qua điện thoại vẫn thấy mail báo có tin của em, không vào blog, tôi đọc tin nhắn của em qua mail. Em chăm chỉ thăm hỏi tôi, lo lắng khi tôi gặp tai nạn, nhưng do bận rộn, tôi vẫn không thể vào blog để cám ơn em.
Sự chân tình và tính liến lắc của em làm tôi có cảm giác cứ mắc nợ em hoài lời cám ơn, cái ôm thiệt chặt cùng nụ hôn trìu mến

Chủ Nhật, 20 tháng 1, 2013

BẠN TÔI

Bạn mình thật đa đoan. Sự đa đoan này xuất phát từ tình yêu thương và chân tình đến với mọi người.
Mình không được như bạn, không siêng năng như bạn, không rông lượng như bạn, không tân tụy như bạn, nên mình hết sức nề phục tính cách của bạn.
Bạn hồn nhiên trong mọi cuộc chơi và luôn đùa vui tếu táo. Mình thì phần lớn chỉ lắng nghe và ngắm nhìn  bạn. Bạn có rất nhiều, nhưng không phải tất cả. Bạn có những gì người khác ao ước, ấy là xinh đẹp, ấy là tài năng, ấy là nhiệt thành, ấy là nhà cửa khang trang, ấy là những đứa con trai tuy chưa thật hoàn hảo, nhưng rất yêu mẹ và ngoan ngoãn, và hơn hết là đức hi sinh và sự thẳng thắn của bạn.
Mình yêu quý và nể phục bạn lắm, bạn có hiểu?

Thứ Năm, 17 tháng 1, 2013


Mỗi lần vào nhà "nó" là tim mình lại nhói lên. Chỉ có nơi đây, "nó" mới bộc lộ mình, chỉ có nơi đây "nó" mới nói lên được khát khao bị nỗi cô đơn giằng xé.
Viết ra được là tốt, nói ra được là tốt, để nhẹ lòng "nó" nghe!
Thương em lắm!