Trang

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

BÀI CŨ UP LÊN

BÀI CŨ UP LÊN
Hình ảnh: BÀI CŨ UP LÊN      


Ngày 20/10/ 2009, vừa tròn 486 tháng, tức 40 năm 6 tháng, kể từ ngày tôi thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Cái ngày mà mẹ phải bế cậu em trai Út của tôi sang nhà hàng xóm để không nhìn thấy ba chở tôi đi...

Hồn nhiên vô tư, tôi sang nhà thím Sáu chào mẹ và hôn em. Thấy mắt mẹ đỏ hoe ngấn lệ, tôi vội vã chạy đi mà nào biết phía trước mình là bom đạn và chia xa không biết ngày gặp lại...
        Lúc đó, tôi chỉ được biết mình sang Cam-bốt học 6 tháng thì về (tôi được đưa sang Camphuchia học lớp điện báo viên để trở về Saigon hoạt động. Năm 1970 Ba mẹ ở Saigon bị bắt. Đến năm 1971 thì được đưa ra miền Bắc học). Rồi hơn 6 năm sau tôi mới được gặp lại ba mẹ sau ngày Miền Nam giải phóng.

Từ khách sạn Arcenciel (ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 5), tôi tự tin lên xe bus để về Hàng Sanh, nơi tôi được sinh ra và ở tới năm 13 tuổi.

Hơn 6 năm xa Saigon, ngồi trên xe bus nhìn đường xá chẳng chút thân quen, tôi không hình dung được mình đã đến đâu, nếu qua mỗi góc ngã tư tôi không xem tên đường. Cũng những tên đường đó, mà nay sao xa lạ quá,  nhà cửa được xây to hơn, có những nơi nhà mới mọc lên san sát. Cho tới khi lơ xe bảo: Ngã tư Hàng Sanh, có ai xuống không?

Bước xuống xe, tôi ngỡ ngàng không biết mình phải theo đường nào để về nhà. Hỏi thăm người đi đường lối về ngã ba Hàng Sanh. Tôi tự tin thả bộ về nhà. Ngã ba Hàng Sanh không còn trại cưa Nguyễn Văn Nho mà thay vào đó là những bảng hiệu "cờ tây", "A, nó đây rồi!" ,  " nai đồng quê",... (đó là tên những quán bán thịt cầy)Đại lộ Bạch Đằng, con đường mà 6 năm về trước còn nhiều nhà tôn vách ván, nay đã trù phú hơn với những căn nhà xây san sát. Đi chưa được trăm mét thì trời bỗng đổ mưa. Bước vội vào 1 hiên nhà, ngắm đường phố qua cơn mưa bóng mây mà lòng bồi hồi xao động. Chỉ còn vài trăm mét nữa thôi, tôi sẽ được ngả vào lòng mẹ sung sướng. Cảm giác nôn nao cứ dâng lên dồn dập, đến tôi không thể thở được nữa. Chưa đầy 5 phút mưa vừa ngớt hạt, vậy mà tôi có cảm giác như rất lâu rồi vậy. Mưa lâm râm, tôi vội bước xuống đường, mà chân như muốn lạc trên không.

-          Mẹ ơi, mở cửa cho con!

-          Phú đấy hả con? Giọng mẹ vọng ra

-          Dạ con Thanh đây! (Kim Thanh là tên cha mẹ đặt)

-          Ông ơi cái Thanh nó về này! Cuống quýt, ba mẹ tôi từ trong nhà vội bước ra. Mẹ không thể mở nổi chốt cửa mà hằng ngày chỉ cần ấn nhẹ là cửa đã tự động mở.

-          Ông ơi, mở cửa cho con này! Mẹ luống cuống bảo ba. Ba bước tới ấn nhẹ vào chốt khóa, cửa được mở và tôi ôm choàng lấy mẹ. Mẹ ôm tôi vào lòng cuống quýt giọng lạc đi trong nước mắt

-          Con về đấy à? Sao con về mà không báo để ba mẹ đi đón?

-          Dạ, tụi con đi tàu biển về đến cảng Nhà Rồng trưa hôm qua, nhưng phải về tập trung ở khách sạn, nên hôm nay mới xin phép về nhà được.

-          Ôi con gái của tôi! Mẹ đưa tôi vào ngồi xuống bộ salon và vén tóc tôi lên để nhìn cho rõ mặt. Con đã lớn thế này rồi!

Ba nhìn tôi lặng lẽ, không nói lời nào.

Những phút giấy ấy mới thiêng liêng làm sao, những phút giây mà hơn 6 năm trời tôi mong có được, những phút giây mà những năm tháng xa nhà ấy, chúng tôi không biết bao giờ mình mới có.

Tôi hỏi mẹ về các chị và các em tôi. Mẹ lặng đi trong nước mắt, nghẹn ngào nói về cái chết của cậu em trai kế tôi do còn tranh tối tranh sáng của 20 ngày sau giải phóng. Các chị tôi đều đã trở về đơn vị, em trai thứ hai ra Vũng tàu thăm cậu em Út mới 10 tuổi của tôi đang học trường thiếu sinh quân...

Kể cho mẹ nghe những ngày lênh đênh trên biển, tôi say sóng nằm liệt không biết ngày đêm. Chỉ biết có lúc bạn bè lay gọi: Trúc Phương! Trúc Phương! (Trúc Phương là tên trong kháng chiến được đặt lại theo yêu cầu của công tác bí mật thời ấy)Tôi chỉ mở được mắt nhìn và lại lịm đi với loáng thoáng câu nói: Làm sao cho nó ăn đây? Cho đến khi tàu thả neo ở Vũng Tàu 1 đêm chờ hoa tiêu dắt vào Saigon, tôi mới hồi tỉnh và nôn thốc tháo toàn mật đắng khi ngửi thấy mùi mì tôm. Các bạn xót xa cho tôi mấy ngày không ăn uống được gì, nhưng không thể làm sao được, vì trên tàu cũng chẳng có gì để ăn, nên đã xin chút đường pha cho tôi ly trà đường uống tạm...

Chiều hôm đó, chị tôi từ đơn vị về và chở tôi đến chỗ tập trung xin cho tôi được về nhà. Mấy hôm sau, đang lơ mơ nghỉ trưa ở phòng khách, nghe giọng mẹ thì thầm với ba: Ông này, mắt ông sáng, ông ra xem có phải cái Thanh nhà mình không? Cái Thanh nhà mình có nốt ruồi dưới mi mắt ấy.

Ngạc nhiên, ba nói: Bà này lạ thật, không con mình chứ con ai?

Mẹ lại nói: Sao cái Thanh nhà mình, ngày còn bé ở nhà nói tiếng Bắc mà sao bây giờ ra Bắc về lại nói tiếng Nam.

Chao ơi! Hèn gì mấy hôm nay, mỗi khi nói chuyện, mẹ nhìn tôi rất chăm chú, để xem có cái nốt ruồi dưới mi mắt không, nhưng do thị lự kém sau nhiều lần phải mổ do chứng glocom (cườm nước), nên dù có cố thế nào mẹ vẫn không thể nhìn thấy được, vì khi nói chuyện với mẹ, lúc nào tôi cũng tít mắt cười. Đôi mắt mà ngày xưa mẹ vẫn thường mắng yêu tôi: cười mắt cứ tít, lại còn có đuôi thế này thì sau này chỉ chết trai thôi con ạ!...
________________

Lục lại hình mình, chợt thấy ảnh cùng với con gái yêu đi họp mặt đơn vị, bèn giở ra đọc. Thấy kèm bài viết này cách đây gần 4 năm, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. Bèn copy cho vào đây. Hình này con gái chụp sau khi hết bệnh được vài tháng, nên tóc chưa mọc dài.


Ngày 20/10/ 2009, vừa tròn 486 tháng, tức 40 năm 6 tháng, kể từ ngày tôi thoát ly gia đình tham gia cách mạng. Cái ngày mà mẹ phải bế cậu em trai Út của tôi sang nhà hàng xóm để không nhìn thấy ba chở tôi đi...

Hồn nhiên vô tư, tôi sang nhà thím Sáu chào mẹ và hôn em. Thấy mắt mẹ đỏ hoe ngấn lệ, tôi vội vã chạy đi mà nào biết phía trước mình là bom đạn và chia xa không biết ngày gặp lại...
Lúc đó, tôi chỉ được biết mình sang Cam-bốt học 6 tháng thì về (tôi được đưa sang Camphuchia học lớp điện báo viên để trở về Saigon hoạt động. Năm 1970 Ba mẹ ở Saigon bị bắt. Đến năm 1971 thì được đưa ra miền Bắc học). Rồi hơn 6 năm sau tôi mới được gặp lại ba mẹ sau ngày Miền Nam giải phóng.

Từ khách sạn Arcenciel (ở đường Trần Hưng Đạo, Quận 5), tôi tự tin lên xe bus để về Hàng Sanh, nơi tôi được sinh ra và ở tới năm 13 tuổi.

Hơn 6 năm xa Saigon, ngồi trên xe bus nhìn đường xá chẳng chút thân quen, tôi không hình dung được mình đã đến đâu, nếu qua mỗi góc ngã tư tôi không xem tên đường. Cũng những tên đường đó, mà nay sao xa lạ quá, nhà cửa được xây to hơn, có những nơi nhà mới mọc lên san sát. Cho tới khi lơ xe bảo: Ngã tư Hàng Sanh, có ai xuống không?

Bước xuống xe, tôi ngỡ ngàng không biết mình phải theo đường nào để về nhà. Hỏi thăm người đi đường lối về ngã ba Hàng Sanh. Tôi tự tin thả bộ về nhà. Ngã ba Hàng Sanh không còn trại cưa Nguyễn Văn Nho mà thay vào đó là những bảng hiệu "cờ tây", "A, nó đây rồi!" , " nai đồng quê",... (đó là tên những quán bán thịt cầy)Đại lộ Bạch Đằng, con đường mà 6 năm về trước còn nhiều nhà tôn vách ván, nay đã trù phú hơn với những căn nhà xây san sát. Đi chưa được trăm mét thì trời bỗng đổ mưa. Bước vội vào 1 hiên nhà, ngắm đường phố qua cơn mưa bóng mây mà lòng bồi hồi xao động. Chỉ còn vài trăm mét nữa thôi, tôi sẽ được ngả vào lòng mẹ sung sướng. Cảm giác nôn nao cứ dâng lên dồn dập, đến tôi không thể thở được nữa. Chưa đầy 5 phút mưa vừa ngớt hạt, vậy mà tôi có cảm giác như rất lâu rồi vậy. Mưa lâm râm, tôi vội bước xuống đường, mà chân như muốn lạc trên không.

- Mẹ ơi, mở cửa cho con!

- Phú đấy hả con? Giọng mẹ vọng ra

- Dạ con Thanh đây! (Kim Thanh là tên cha mẹ đặt)

- Ông ơi cái Thanh nó về này! Cuống quýt, ba mẹ tôi từ trong nhà vội bước ra. Mẹ không thể mở nổi chốt cửa mà hằng ngày chỉ cần ấn nhẹ là cửa đã tự động mở.

- Ông ơi, mở cửa cho con này! Mẹ luống cuống bảo ba. Ba bước tới ấn nhẹ vào chốt khóa, cửa được mở và tôi ôm choàng lấy mẹ. Mẹ ôm tôi vào lòng cuống quýt giọng lạc đi trong nước mắt

- Con về đấy à? Sao con về mà không báo để ba mẹ đi đón?

- Dạ, tụi con đi tàu biển về đến cảng Nhà Rồng trưa hôm qua, nhưng phải về tập trung ở khách sạn, nên hôm nay mới xin phép về nhà được.

- Ôi con gái của tôi! Mẹ đưa tôi vào ngồi xuống bộ salon và vén tóc tôi lên để nhìn cho rõ mặt. Con đã lớn thế này rồi!

Ba nhìn tôi lặng lẽ, không nói lời nào.

Những phút giấy ấy mới thiêng liêng làm sao, những phút giây mà hơn 6 năm trời tôi mong có được, những phút giây mà những năm tháng xa nhà ấy, chúng tôi không biết bao giờ mình mới có.

Tôi hỏi mẹ về các chị và các em tôi. Mẹ lặng đi trong nước mắt, nghẹn ngào nói về cái chết của cậu em trai kế tôi do còn tranh tối tranh sáng của 20 ngày sau giải phóng. Các chị tôi đều đã trở về đơn vị, em trai thứ hai ra Vũng tàu thăm cậu em Út mới 10 tuổi của tôi đang học trường thiếu sinh quân...

Kể cho mẹ nghe những ngày lênh đênh trên biển, tôi say sóng nằm liệt không biết ngày đêm. Chỉ biết có lúc bạn bè lay gọi: Trúc Phương! Trúc Phương! (Trúc Phương là tên trong kháng chiến được đặt lại theo yêu cầu của công tác bí mật thời ấy)Tôi chỉ mở được mắt nhìn và lại lịm đi với loáng thoáng câu nói: Làm sao cho nó ăn đây? Cho đến khi tàu thả neo ở Vũng Tàu 1 đêm chờ hoa tiêu dắt vào Saigon, tôi mới hồi tỉnh và nôn thốc tháo toàn mật đắng khi ngửi thấy mùi mì tôm. Các bạn xót xa cho tôi mấy ngày không ăn uống được gì, nhưng không thể làm sao được, vì trên tàu cũng chẳng có gì để ăn, nên đã xin chút đường pha cho tôi ly trà đường uống tạm...

Chiều hôm đó, chị tôi từ đơn vị về và chở tôi đến chỗ tập trung xin cho tôi được về nhà. Mấy hôm sau, đang lơ mơ nghỉ trưa ở phòng khách, nghe giọng mẹ thì thầm với ba: Ông này, mắt ông sáng, ông ra xem có phải cái Thanh nhà mình không? Cái Thanh nhà mình có nốt ruồi dưới mi mắt ấy.

Ngạc nhiên, ba nói: Bà này lạ thật, không con mình chứ con ai?

Mẹ lại nói: Sao cái Thanh nhà mình, ngày còn bé ở nhà nói tiếng Bắc mà sao bây giờ ra Bắc về lại nói tiếng Nam.

Chao ơi! Hèn gì mấy hôm nay, mỗi khi nói chuyện, mẹ nhìn tôi rất chăm chú, để xem có cái nốt ruồi dưới mi mắt không, nhưng do thị lự kém sau nhiều lần phải mổ do chứng glocom (cườm nước), nên dù có cố thế nào mẹ vẫn không thể nhìn thấy được, vì khi nói chuyện với mẹ, lúc nào tôi cũng tít mắt cười. Đôi mắt mà ngày xưa mẹ vẫn thường mắng yêu tôi: cười mắt cứ tít, lại còn có đuôi thế này thì sau này chỉ chết trai thôi con ạ!...
________________

Lục lại hình mình, chợt thấy ảnh cùng với con gái yêu đi họp mặt đơn vị, bèn giở ra đọc. Thấy kèm bài viết này cách đây gần 4 năm, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam. Bèn copy cho vào đây. Hình này con gái chụp sau khi hết bệnh được vài tháng, nên tóc chưa mọc dài.

13 nhận xét:

  1. Tem vàng cho X, bài này đọc nhiều lần rồi nhưng vẫn thấy rất hay, thương và nể bạn hiền quá. Bây giờ ngồi nhớ lại ngày xưa buồn vui lẫn lộn nhỉ, X luôn mong bạn hiền khỏe vui, hạnh phúc, may mắn và thành công hơn nữa nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Một thời để nhớ,cảm xúc còn nguyên !

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết hay quá Chị à , NHƯNG có khi nào nhầm cái Thanh của ngày xưa khg Chị ...hihi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Với ba mẹ, thì cái Thanh lúc nào cũng vậy thôi em. Hihi

      Xóa
  4. [img]http://intranet.jimmydang.vn/Content/ArticleImages/11091580-45.jpg [/img]
    Tặng chị

    Trả lờiXóa
  5. Càng biết thêm về KT chỉ càng thêm phục!! KT giỏi giang quá.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ, thời thế tạo anh hùng anh HN ui, ai ở vào hopanf cảnh KT cũng rứa thui ạ

      Xóa
  6. Một kỹ niệm tuyệt vời.
    Chúc Mừng KIMTHANH.
    (Hồi trước Hàng Xanh được gọi là Hàng Sanh hở KT?)

    Trả lờiXóa
  7. Dĩ vãng oanh liệt, hiện tại tài năng!

    Trả lờiXóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]