Trang

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013

Du lịch Campuchia 2009 (T.Theo)



HÀNH TRÌNH THĂM ĐẤT NƯỚC CHÙA THÁP - TỐI NGÀY THỨ MỘT
phuthuygaodua | 18/11/2009 07:46



Khoảng 6 giờ chiều thì đoàn tới Xiêm Riệp sau khi dừng thăm 1 chiếc cầu cổ với 2 con rắn thần 7 đầu được làm thay cho tay vịn của cầu. Cầu được làm bằng đá cách nay hơn 400 năm.
Hai chữ Xiêm Riệp làm mẹ nhớ tới cuộc hành trình ra miền Bắc học.
Hồi ấy vào khoảng tháng 5 năm 1971, đơn vị của mẹ đóng quân gần đơn vị của mẹ Phú (chị kế PT), xin đơn  vị qua chơi với mẹ Phú, sau khi được mẹ Phú ghé thăm. Chờ mẹ Phú đi lãnh cơm, mẹ sắp lại ba lô cho mẹ Phú thì vô tình nhìn thấy cuốn nhật ký, tò mò giở ra. Những dòng chữ đầu tiên đập vào mắt mẹ chính là tâm trạng của mẹ Phú khi hay tin ông bà ở Saigon bị bắt, mẹ lặng người trong nước mắt và bật khóc hu hu khi đọc đến đoạn 3 cậu của con bơ vơ không ai nuôi dạy. Mẹ Phú về thấy vậy đã ôm mẹ vào lòng và cùng khóc. Bữa cơm chiều hôm ấy cả tổ nữ trinh sát kỹ thuật Mỹ không ai nuốt nổi (nhiệm vụ của mẹ Phú và đồng đội là thay nhau túc trực bên máy điện đàm để rà sóng và dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những mật khẩu rồi ghi chép lại toàn bộ nội dung của các đơn vị lính Mỹ trao đổi với nhau trong những cuộc hành quân) Rừng chiều đã buồn lại càng ảm đạm hơn trong nước mắt của 2 đứa con khóc mẹ cha trong vòng tù tội, khóc các em thơ bơ vơ giữa chốn thị thành... Nước măt chảy gần như suốt đêm hôm ấy, để sáng ra, mắt 2 chị em đều sưng mọng.
Mấy ngày sau, không biết tình cờ hay hữu ý, ông 9 Lộc, chính ủy phòng Quân báo ghé thăm mẹ, mẹ vội hỏi ngay: Phải ba mẹ cháu bị bắt không chú?  Ông 9 xoa đầu mẹ nói: đâu có đâu con! Rồi đưa cho mẹ gói kẹo và bước vội đi. KHoảng 1 tuần sau, bác chính trị viên đại đội gọi và đưa giấy để mẹ làm lý lịch. Biết sẽ chuyển công tác, nhưng không biết sẽ đi đâu, vì thông thường, cứ mỗi đợt chuẩn bị chuyến đơn vị là mẹ phải ngồi khai lý lịch. Sau đó khoảng nửa tháng thì mẹ được lệnh sắp xếp ba lô lên đường ra Bắc học, thay vì trở về nội đô công tác như kế hoạch ban đầu.
Ngày xa nhà tham gia cách mạng, mẹ biết mình sẽ được sang Cam bốt (Cambodia) học 6 tháng. Với thời gian đã định sẵn ấy, mẹ chia tay ngoại và các cậu thật nhẹ nhàng, vậy mà khi nghe tin được ra miền Bắc học, mẹ đã khóc biết bao nhiêu. Tình đồng đội sống chết có nhau, chia cùng nhau từng hạt muối, từng ngọn rau rừng trong đợt càn Đông Dương gần trọn năm 1970 (khi Lon Non lật đổ quốc vương Sihanuk) đã gắn kết những con người tứ xứ thành 1 tập thể tưởng chừng như không thể thiếu nhau được. 3 ngày sang thăm mẹ Phú, 2 ngày chờ đợi để lên đường là những tháng ngày nặng nề nhất của đơn vị, vì ai cũng lo cho chặng đường Trường Sơn mà 1 cô bé tuổi 15 không kịp dậy thì sắp phải vượt qua...
Một tuần lễ tập trung ở trạm để chờ các đòan từ các đơn vị tập họp về đã xong. Đoàn quân đội gồm 5 nam 5 nữ sang điểm tập kết và ghép cùng đoàn học sinh Trường Hoàng Lê Kha của tỉnh Tây Ninh. Phần lớn các  bạn đều là con em cán bộ cấp cao mà nay đều giữ cương vị chủ chốt của tỉnh (trong đó có chị Kim Đồng, vợ của bạn nhà văn Hồ Tĩnh Tâm mà PT có dịp giới thiệu trên entry " Thăm nhà người quen của ngài Hổng Tịnh Tâm")
Trên đường hành quân ra Bắc, hành trang gồm 3 bộ đồ (trong đó có 2 bộ còn vấy máu của 1 anh cùng đơn vị bị mìn claymor đã hi sinh trong đợt đi tiền phương), chiếc võng nilon, 1 tấm chăn dù, 1 chiếc màn tuyn, 1kg ruốc cá và tấm nilon đi mưa 1,5m. Hai bộ đồ đó sau này khi ra tới miền Bắc, mẹ đã cho lại cậu Cường cùng đơn vị an dưỡng với mẹ sau đợt càn Đông dương năm 1970. Cậu ấy đã chết vì bệnh ung thư cách nay gần 20 năm, mà khi hấp hối cậu ấy vẫn muốn được gặp mặt chị Trúc Phương (tên của PT trong kháng chiến), vì 2 chị em thất lạc nhau từ ngày giải phóng, khi mẹ trở về đơn vị. Nhưng tiếc rằng lúc đó không ai biết mẹ ở đâu mà tìm. Thương cho cậu ấy, trước khi nhắm mắt đã không được toại nguyện và khi nghe bạn bè nói lại, mẹ không  khỏi chạnh lòng.
Tình đồng đội là vậy đó, nó thiêng liêng hơn bất cứ tình cảm nào trên đời này, bởi chúng tôi đã có những tháng ngày chia cho nhau từng cọng rau rừng, từng con dế nhỏ, cùng kề cận cái chết bên nhau...
Đoàn học sinh của của mẹ khởi hành từ Kongpong Chàm qua Xiêm Riệp bằng xe lôi, rồi ngồi xuồng máy đến Stung Treng sau đó hành quân 1 buổi sáng để vượt suối Tà Ngâu nước trong leo lẻo sang đất nước Lào. Cuộc hành quân bộ bắt đầu từ đó.
Campuchia với mẹ chỉ là những dấu ấn ngắn ngủi nhưng đều là kỷ niệm nhất là những ngày chạy càn trên đất Campuchia thấm đậm nghĩa tình quân dân 2 nước. Nhớ những chặng đường tìm nơi xây dựng căn cứ mới. Đơn vị của mẹ được người dân Campuchia giúp đỡ rất nhiều. Họ cho chuối, cho khoai, cho gạo, cho nước uống, cho ngủ nhờ,... để tiếp sức cho bộ đội hành quân. Nhờ vậy mà mẹ cũng biết được vài từ: okun (cám ơn), sambaki ( đoàn kết), uon slanh bon te (em có yêu anh không?), sake slanh bon na ( con chó nó yêu anh lắm), ... và những từ cần thiết khác.

Tới Xiêm Riệp thì xe chở thẳng vào  nhà hàng, bữa ăn tối tại nhà hàng thật hoành tráng với 2 món đặc sản:

         
Bò hóc thịt bằm, món này giống như mắm hầm (mắn được làm bằng cá biển) xào thịt bằm

          
Lạp xưởng Xiêm Riệp: họ làm thịt nạc nhiều  với vị nêm mặn ngọt rất vừa miệng
           Tiếp là

                     
              Rau muống: họ xào xanh non nhìn thật hấp dẫn.

          
              Con gà nướng này đâu kém cạnh ai

         
             Cá lóc kho nước dừa, món này PT chịu thua,

         
              Trứng chiên: bình thường như ở VN

         
              Cà ri nạc heo: khá ngon

         
              Canh bí đao nấu sườn

Ăn xong cả đoàn về khách sạn và được tự do.

        
Trước cửa khách sạn cùng cô hướng dẫn viên Radi (ảnh chụp ngày hôm sau, bé mặc áo đầm mẹ mới mua)

          
           Ba và bé "ình" cho sướng lưng sau hơn 14 giờ ngồi xe
          Gia đình ta cùng 1 số đồng nghiệp của ba đi tham quan chợ đêm Xiêm Riệp, với hàng hóa giống như chợ đêm Kỳ Hòa vậy. Tiếc là không đem máy ảnh để ghi lại cảnh chợ đêm này. Chợ này phục vụ cho khách du lịch nên phần lớn hàng hóa là quần áo và hàng lưu niệm. Có vài chỗ họ dùng cá để massage chân cho du khách. Đa số khách sử dụng dịch vụ này là người "mũi lõ".
Xiêm Riệp là thành phố du lịch của Campuchia với hệ thống đền đài cổ kính bằng đá đã hơn ngàn năm và được đưa vào di sản văn hóa thế giới, nên họ mua bán hàng bằng tiền USD. Tuy đã nghe nói, nhưng mẹ lại nghĩ rằng đổi VND ra tiền Rial là mình đã có thể xài được, nên khi tới cửa khẩu Mộc Bài, mẹ đổi ngay 3 triệu (dự trù cho 3 người trong 3 ngày) được 630.000 Riel, vì rút kinh nghiệm những lần du  lịch trước, đem USD là không kiểm soát nổi, bởi vài chục USD mẹ cứ nghĩ là vài chục ngàn đồng, nên hầu như lần nào về cũng tiêu hết vài ngàn USD. Quan trọng hơn là, chuyện làm ăn của mẹ lúc này cũng hơi bết, nên tiêu pha cần phải kiểm soát. Vậy mà buổi tối đó cũng mua sơ sơ hết gần 200.000 Riel (không kể túi của ba).
Sau hơn tiếng xài tiền, mẹ thấy thấm mệt, nên đòi về để "phê", chuẩn bị sức "phẻ" cho 1 ngày tham quan các đền đài của kinh thành Chen La xưa.

9 nhận xét:

  1. Đang nhớ gì ở CPC mà đăng lại bài cũ vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Lâu quá không thấy KT,công việc làm ăn thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huhu, đang khóc ròng vì chưa thu được tiền hàng HHP à

      Xóa
  4. Hihi...
    Mượn một chuyến du lịch để kể lại quá trình "ngày cũ" thật hay chị của em ơi!
    Mấy hôm nay em hổng có nghe tin tức gì của chị hết, chắc là vui với những bạn mới, chị quên cái con em này của chị rùi! Huhu...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em ui, chị hổm rày mệt mỏi vì đòi tiền khách k được, nên đầu óc tối thui nè, huhu

      Xóa
  5. Em Như Thị ơi, KT đăng bài lên rồi chẳng trả lời ai cả, chị cũng đang buồn vì chẳng tin tức gì của KT mà không ngủ được đây nè.Hi Hi
    Em ơi, sắp đến KT và anh xã ra NT "hâm nóng tình yêu" tha hồ em khóc để hai anh chị dỗ dành nhé.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hihi, anh xã sợ bỏ ba má ở nhà mà 2 vợ chồng đi lâu quá (5 ngày) nên hoãn đi rùi.

      Xóa

Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]