Vị thứ
ba, tuy không là thành hoàng, nhưng được coi là ông tổ vùng Lý - Nhân – Nam, đó
là Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần - Hồ Cưỡng. Hồ Cưỡng sinh vào
khoảng niên hiệu Đại Trị (1358 - 1369), đời Trần Dụ Tông. Ông đã từng làm Giám
Quân Tả Thánh Dực và Đại Trị châu lộ Diễn Châu. Cuối thế kỷ XIV, Hồ Cưỡng được
Lê Quý Ly (Hồ Quý Ly) lúc bấy giờ với tước Đại Vương phong làm Chánh đội trưởng
chỉ huy một đạo quân trên 2.400 quân vào đánh Chiêm Thành. Ông là vị tướng tài,
đánh giặc nhiều nơi, thắng nhiều trận giòn giã ở cửa sông Nhật Lệ, Bàu Tró, Phú
Hội... Nơi đây, Ông đã chiêu dân lập ấp, khai khẩn đất đai và đã trở thành ông
tổ họ Hồ khai canh vùng Lý - Nhân – Nam. Do lấy thêm một người vợ lẻ và sinh
con, nên dòng họ Hồ ở Nhân Trạch từ đó được sinh sôi đông đúc. Ông đã được vua
Khải Định phong sắc là “Dực Bảo Trung Hưng Tôn Thần” (Khải Định năm thứ 9 ngày
25 tháng 7, tức năm 1924). Sau khi sắc phong nhà Vua cho xây thành, cổng, lăng
mộ (lăng mộ của ông ở đầu làng Nhân Trạch cách huyện lộ Bố Trạch chừng 3 km) và
đề tặng bốn câu thơ trước bình phong lăng mộ ở Quảng Bình:
’’Ngũ giới nam dương
quý khí ngọc cửa thần
Thiên văn uy lệ quý
hiền dâng chi mục
Huyết hoàng quy thủy
quý thiết ví lâm vi
Nhật nguyệt như oai
quý nhân trường thủy địa’’
Trong miếu thờ ở khuôn viên mộ họ
Hồ còn có câu: “Thần Hiền khai khẩn Lý - Nhân – Nam”.
Danh thần Đào Duy Từ (1572 -
1634), được chúa Nguyễn truy phong công thần, đặc tiến Kim tử vinh lộc đại phu.
Do có công lớn giúp chúa Nguyễn xây dựng cơ nghiệp ở Đàng Trong. Ông là nhà quân
sự và nhà văn hoá đại tài thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Năm Canh Ngọ 1630, ông
chủ xướng việc thiết kế và chỉ đạo xây dựng hai công trình phòng thủ quan trọng
là Lũy Trường Dục ở huyện Phong Lộc, tỉnh Quảng Bình (1630) và Lũy Thầy từ cửa
sông Nhật Lệ đến núi Đâu Mâu (Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình). Đây là chiến lũy quan
trọng, giúp chúa Nguyễn có thể phòng thủ hiệu quả trước nguy cơ tấn công của
quân Trịnh.
Đào Duy Từ, hiệu là Lộc Khê, quê ở
làng Hoa Trai, huyện Ngọc Sơn (nay là Vân Trai, Tĩnh Gia, Thanh Hoá). Là người
tinh thông sử sách, có tài văn võ nhưng không được đi thi, do xuất thân từ con
nhà ca kỹ. Ông uất ức rời quê hương vào Nam lập nghiệp. Ban đầu ông phải đi ở
chăn trâu cho nhà chủ giàu có ở Bình Định. Ông chủ là người ham mê văn chương,
thấy Đào Duy Từ có tài, nên đã tiến cử ông cho quan Khám lý Trần
Đức Hòa. Mến tài của Đào Duy Từ, Trần Đức Hòa đã gả con gái cho Ông, đồng thời
tiến cử Ông cho Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên. Sau cuộc gặp gỡ, trò chuyện, thấy
được tài đức của Đào Duy Từ, Chúa Sãi đã phong cho Ông làm Nha uý Nội tán. Được
Chúa Nguyễn tin tưởng, trọng dụng, Ông đã hết lòng tận tụy giúp chúa Nguyễn về
tổ chức quân sự, chính trị, văn hóa.
Sinh thời, Đào Duy Từ sáng tác
nhiều tác phẩm văn, thơ, và nhiều ca khúc rất giá trị; biên đạo một số điệu múa
được lưu truyền rộng rãi. Ông là người Việt đầu tiên làm thơ lục bát và là người
có công phát triển nghề hát bội ở Đàng Trong, là người khởi thảo tuồng Sơn Hậu.
Ông đồng thời là tác giả bộ sách quân sự đặc biệt "Hổ trướng khu cơ" và "Ngọc
Long cương vãn" (văn học). Năm 1634, ông bị ốm nặng và mất. Mặc dù không phải là
người Quảng Bình, nhưng là người có công rất lớn nơi vùng đất này, nên được nhân
dân yêu quý, tôn trọng và được xếp vào danh nhân tiêu biểu của Quảng
Bình
Cùng thời với Đào Duy Từ còn có
Phật Bồ Tát Nguyễn Hữu Dật (1604–1681) là đại công thần của chúa Nguyễn ở Đàng
Trong thời Trịnh Nguyễn phân tranh. Cha ông là quan tham chiến Triều Văn Hầu
Nguyễn Triều Văn, vì bất mãn với chúa Trịnh tiếm quyền vua Lê, nên theo phò chúa
Nguyễn vào Đàng trong. Bước dừng chân đầu tiên của dòng Nguyễn Hữu vào năm 1609
do Triều Văn Hầu định hướng là đất Quảng Bình. Khi ấy người con trai thứ năm của
Triều Văn Hầu là Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật mới được 6 tuổi. Ông là người có
công phò tá chúa Nguyễn, đánh thắng nhiều cuộc nam tiến của chúa Trịnh, giữ vững
lãnh thổ Đàng Trong, được phong chức Chiêu Vũ hầu. Nguyễn Hữu Dật quê ở Gia
Miêu, huyện Tống Sơn, Hà Trung, Thanh Hoá. Thuở nhỏ Nguyễn Hữu Dật thông minh,
trí nhớ hơn người. Lớn lên Ông giỏi văn chương, lại thích võ nghệ. Cha ông thấy
được năng khiếu của con muốn được phát huy, nên mời thầy về dạy học. Được võ sư
tận tâm truyền thụ các binh thư, binh pháp cũng như võ nghệ, 16 tuổi Ông đã lừng
danh văn chương võ lược nên được Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên
(1613-1635) bổ nhiệm làm chức quan văn trong triều, sau trở thành vị
tướng xuất sắc có nhiều mưu lược. Do có tài, được bổ nhiệm giữ chức vụ sớm nên
ông nảy sinh tính tự cao, Chúa Sãi cho bãi nhiệm rời Triều. Nhưng sau xét thấy
tài năng của ông cần được sử dụng, nên Chúa vời lại Triều và cho giữ chức vụ cũ.
Sau đó, ông được thăng chức Tham cơ vụ, được tham dự các cuộc họp bàn việc cơ
mật và đã đóng góp nhiều ý kiến có lợi cho việc triều chính. Khi được chuyển làm
Giám chiến, Ông nhiều lần chỉ huy nghĩa quân liên tiếp đánh quân Trịnh và dành
được nhiều thắng lợi. Năm Mậu Tý (1648) nhận chức Cai cơ lãnh ký lục dinh Bố
Chính, sau thăng Đốc chiến, tước Chiêu Vũ hầu, cùng Nguyễn Hữu Tiến đem quân ra
Bắc Hà, chiếm được đất hai huyện thuộc Nghệ An; rồi đem quân về vẫn trấn đạo Lưu
Đồn (nay là Dinh Mười, xã Gia Ninh).
Nguyễn Hữu Dật đã dùng thư giả để
ly gián, làm cho nội tình quân Trịnh không tin tưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, cũng
chính từ đây đã dẫn đến việc Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần nghi Ông có ý đồ, mưu
hàng Chúa Trịnh và bị tống giam vào ngục. Trong ngục ông đã sáng tác tập Hoa vân
cảo thị lồng tâm trạng của mình vào cốt truyện. Chúa Hiền đọc được hiểu tấm lòng
trung thành của ông, bèn cho ra khỏi ngục, phục hồi chức tước như cũ.
Đào Duy Từ biết Nguyễn Hữu Dật là
người tài giỏi, có con mắt chiến lược của nhà quân sự nên đã cùng Ông bàn luận
và được Chúa Sãi chuẩn y, hạ lệnh cho quân dân phủ Quảng Bình đắp lũy đắp Lũy
Thày, một chiến lũy quan trọng giúp quân Nguyễn, vốn có lực lượng mỏng hơn, cầm
cự được với quân Trịnh trong các cuộc giao tranh. Năm 1635, Đào Duy Từ mất,
Nguyễn Hữu Dật tiếp tục trùng tu Lũy Thày và Lũy Trường Dục. Ông tiếp tục xây
dựng thêm Lũy Động Cát (tức Lũy Trường Sa) để củng cố tuyến phòng thủ, lũy An
Náu năm 1661 . Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật văn võ toàn tài, lúc làm tướng có
nhiều công lớn, đánh đâu được đấy, ví như Khổng Minh nhà Thục Hán và Lưu Bá Ôn
nhà Minh vậy.
Mùa xuân, năm Tân Dậu (1681),
Nguyễn Hữu Dật mất tại đạo Lưu Đồn, thọ 78 tuổi. Chúa Nguyễn thương tiếc truy
tặng ông là Chiêu quận công, thuỵ là Cần Tiết. Nguyễn Hữu Dật là người có công
lớn đối với Quảng Bình, được nhân dân Quảng Bình tin yêu, cảm động đức độ của
ông, gọi ông là Phật Bồ Tát, lập đền thờ ở Xóm Bến, Vạn Xuân (huyện Phong Lộc),
gọi là đền Tĩnh Quốc công.
(vẫn
còn... )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]