-
NGƯỜI
MA COONG
Lễ
hội đập trống.
Người
Ma Coong thuộc tộc Bru Vân Kiều, cư trú thành từng bản làng nhỏ, rải rác từ biên
giới Việt-Lào. Bản Cà roòng (xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình)
mảnh đất linh thiêng của người Ma Coong. Nơi đây còn lưu giữ nhiều phong tục,
tập quán mang đậm bản sắc văn hóa như lễ hội đâm trâu, lễ hội đập trống (đánh
trống)... Lớn nhất là lễ hội đập trống.
Ngoài ý nghĩa cầu mùa màng bội thu,
lễ hội này còn có một tập tục tương tự như đêm chợ tình Khâu Vai, là nơi giao
duyên, gặp gỡ của đôi lứa nên có sức hấp dẫn rất lớn. Hằng năm vào ngày 16 thánh
giêng, người Ma Coong cả già lẫn trẻ, diện những bộ áo quần đẹp nhất, ở khắp các
bản gần xa, thậm chí đồng bào Ma Coong ở tận nước bạn Lào cũng kéo nhau về bản
Cà roòng tham gia lễ hội đập trống.
Công việc mất nhiều thời gian nhất,
đó là chuẩn bị chiếc trống lễ hội. Mỗi năm da bịt mặt trống được thay một lần.
Người ta chọn những tấm da trâu đẹp, phơi khô rồi đem cất ở gác bếp, ngày tổ
chức lễ hội mới đem ra bịt, tang trống thì được lưu giữ nhiều năm, khi hư hỏng
mới thay thế cái khác.
Lễ hội đập trống được thực hiện vào
thời điểm dưới ánh trăng tròn đầu năm (16 tháng Giêng âm lịch), trong sự thiêng
liêng và sâu thẳm của núi rừng, thành viên ban chủ lễ trong bộ lễ phục truyền
thống, áo mầu đen cài khuy bạc, váy màu đen gấu viền đỏ, vòng bạc... (bộ lễ phục
này chỉ được mặc trong dịp lễ hội đập trống và được truyền lại từ thế hệ này
sang thế hệ khác), với tâm niệm thành kính, khẩn cầu thần linh phù hộ, che chở
cho con cháu của tộc người Ma Coong. Mở đầu buổi lễ, già làng phải thắp sáng
những cây nêu làm bằng sáp ong và khấn mời “Giàng và con ma mót” về ăn xôi, uống
rượu, chứng kiến lễ hội, phù hộ cho người Ma Coong có cuộc sống yên lành, làm ăn
no đủ, mùa màng bội thu. Các thành viên khác của ban chủ lễ lần lượt thay nhau
vào cầu khấn. Lễ cúng kết thúc khi chủ lễ bốc từng nắm lúa gạo ném ra nhiều
phía.
Lễ cúng kết thúc cũng là lúc tiếng
trống vang lên, từng nhịp trống dồn dập vang xa, vọng vào vách núi, phá tan sự
tĩnh lặng của núi rừng. Tiếng trống và men rượu cần như tiếp thêm sức mạnh cho
những người tham gia lễ hội. Từng tốp người cầm tay nhau nhảy múa, thay nhau
đánh trống dưới ánh trăng, vừa đánh họ vừa hô to “roa lữ giàng ơi” (sướng quá
trời ơi), mà phải đánh làm sao cho mặt trống nứt vỡ trước khi trời sáng. Người
Ma Coong tin rằng, năm nào trống đánh kêu to và vang xa, nứt, vỡ sớm thì năm đó
dân bản sẽ gặp nhiều điều may mắn, mùa màng bội thu.
Ai cũng được tham gia đánh trống,
nhưng hăng nhất là lớp thanh niên, họ muốn mặt trống sớm nứt vỡ, để dẫn bạn tình
vào rừng tình tự.
Ngoài
ra, người Ma Coong còn có một luật tục ngàn đời rất kinh khủng, ấy là trong 5
năm đầu đời, đứa trẻ phải chết theo mẹ để phục vụ mẹ nếu mẹ chúng chẳng may bị
chết. Tuy nhiên những luật tục này ngày đã được giảm bớt.
-
NGƯỜI
KHÙA
Người Khùa sống hòa
mình với thiên nhiên và vẫn duy trì được nhiều tục lệ riêng hết sức nhân văn nơi
những triền núi phủ lau ngút ngàn ở miền tây huyện Minh Hóa, Quảng
Bình.
Tộc người Khùa rất
coi trọng việc ứng xử với tự nhiên. Với rừng, họ thờ thần rừng, với sông suối họ
thờ thần nước... Các loại thần, với người Khùa đều đồng nghĩa với ma. Một người
am hiểu dân tộc mình, nói rằng: “Cái nơi ta sống có nhiều ma, nên nhà ai cũng có
bậc cửa vào ra để thờ ma. Ma làm cho người của ta sợ, ma cũng làm cho người của
ta thích kể chuyện, ma làm cho người Khùa biết hát, biết uống rượu, ma làm cho
người Khùa biết sinh con đẻ cái,…”. Những hiện tượng thiên nhiên, ốm đau, bệnh
tật, không lý giải được người Khùa cho đó là ma và tổ tiên người Khùa đã sáng
chế ra một vật thiêng, được coi như vị thần tối thượng điều khiển được ma, ấy là
“tà riềng”. Tà riềng là một loại khèn có tiếng nỉ non được thổi lên từ lồng ngực
những người thông thái nhất bản sẽ đưa lại sự bình an cho người dân. Khèn Tà
riềng làm từ cây lồ ô nhỏ của vùng núi cao nhất bản, thanh âm trong vắt vỗ về ma
trú ngụ trong từng căn nhà, để ma phù hộ cho người Khùa tai qua nạn khỏi, mùa
màng khấm khá. Ngoài ra tiếng nỉ non của Tà riềng còn làm cho những món ăn
aboong, adoong, abiing ngon hơn từ cá suối, cá khe.
Làng bản của người
Khùa
Quan niệm mộc mạc ấy
rất nhân văn và đầy mơ mộng. Có lẽ cũng vì thế mà mọi thành quả từ chăn nuôi,
trồng trọt, người Khùa dùng chủ yếu vào cúng bái, lễ lạc hơn là mưu sinh. Với
người Khùa, phần hồn quan trọng hơn phần xác. Con người chết đi, hồn được lên
cõi trời và ở đó mới có cuộc sống bất tử.
Người Khùa có một
luật tục là tục cưới vợ ba lần. Tục này chắc rằng trên thế giới
không có tộc người nào có, đó là đàn ông phải cưới vợ đúng ba lần. Đây không
phải là cưới 3 người vợ mà chia giai đoạn cưới vợ ra làm 3 kỳ.
- Lần
thứ nhất (được gọi là “bắt vợ”). Nói là bắt vợ nhưng không phải dùng vũ lực, bởi
diễn ra nhẹ nhàng. Chàng trai cùng ông cậu đến nhà gái, đập mạnh vào chân cầu
thang nhà sàn, bố mẹ cô gái sẽ ra canh cửa. Ông cậu của chàng trai đưa qua khe
cửa một thanh kiếm, một con gà, một chai rượu. Khi bố mẹ cô gái uống rượu với
ông cậu, chàng trai len lén vào phòng đưa cô gái về nhà làm vợ. Một tuần sau,
chàng trai đưa cô dâu về lại nhà bố mẹ vợ để làm lễ cơm thưa trình thành con rể,
ở lại một ngày đốn củi đầy bếp mới về, như là cách trả ơn bố mẹ đã sinh ra cô
gái cho mình lấy làm vợ.
Đám cưới của người
Khùa
-
Lần thứ ha: (được gọi
là lễ cưới ngãi). Vợ chồng cật lực làm lụng, đến khi tích lũy được gia sản thì
làm lễ cưới thứ hai, mời bà con xóm bản đến ăn uống chung vui. Nhưng cũng có
người cưới ngãi chỉ sau vài năm.
-
Lần thứ ba: là lễ
cưới quan trọng, rôm rả và long trọng nhất để chứng tỏ là một người đàn ông Khùa
thực thụ. Đám cưới đó còn thể hiện uy lực của người Khùa khi quanh họ có con
đàn, cháu đống về bên sân nhà sàn, bưng đầy từng ché rượu, cổ áo đính dày đồng
bạc. Heo, bò được mổ, gạo nếp được nấu, khách khứa vào ra ăn uống tấp nập.
Đám cưới lần ba này
rất tốn kém, nhưng đó là phong tục phải làm. Tốn kém như vậy nên nhiều người
Khùa khi lớn tuổi vẫn không tổ chức nổi lễ cưới lần thứ ba. Họ chết đi, con trai
trưởng phải gánh vác trọng trách làm đám cưới ấy cho cha mẹ, gọi là “đám cưới
ma”. Người Khùa không thể bỏ đám cưới ma được. Họ quan niệm đây là luật tục đặc
trưng quan trọng nhất của tộc người Khùa, để chứng minh sự thành đạt của đàn ông
Khùa, nếu bỏ đám cưới này thì tộc người Khùa không còn là người Khùa nữa.
Ngoài ra, người
Khùa còn có tục giữ lửa
Với quan niệm, dãy
núi Giăng Màn trước mặt các bản Hà Vy, Dộ, Loòm, Cà Ai, Tà Vờng, Cà Chăm là nơi
tiếp sinh khí, sinh ra trí tuệ, sinh ra cái chữ, sinh ra tiếng nói, sinh ra niềm
vui, nỗi buồn và cũng là nơi sinh ra nỗi sợ của người Khùa, sinh ra ma cho người
Khùa. Vì núi Giăng Màn quanh năm phủ đầy mây, người Khùa phải có trách nhiệm vun
vén cho ma núi nhiều khói sương hơn nữa để giữ gìn hồn cốt tộc người mình, nên
già trẻ, gái trai đều hút thuốc. Hút thuốc là cách mà người Khùa giữ lửa cho tộc
mình.
Người Khùa tự trồng
lấy thuốc lá, điếu thuốc người Khùa hút to như ngón chân cái, nhả đầy khói,
vướng vất quanh bản. Người Khùa tin khói thuốc của họ càng làm núi Giăng Màn mờ
ảo hơn, và cho họ nhiều sức mạnh hơn. Họ nói, hút thuốc là cách để dân bản nhớ
đến núi Giăng Màn, nhớ đến gốc gác, tổ tiên người Khùa. Cái bếp của người Khùa
cũng không bao giờ tắt lửa, âm ỉ cháy để khói bay vào núi. Đấy là cách để nhắc
nhớ cháu con người Khùa biết rõ nguồn gốc mà giữ gìn bản sắc của
mình….
Nói đến những phong
tục tập quán nhiều màu sắc của các cộng đồng thiểu số, không có nghĩa là tất cả
đều đẹp, mà họ chính là những cộng đồng hiện có đời sống nghèo nàn lạc hậu với
không ít hủ tục cần phải loại bỏ. Những tập quán muôn màu này chính là những bảo
vật quốc gia cần phải được nghiên cứu, bảo tồn và phát triển. Bảo vật này sẽ làm
giàu cho kho tàng văn hóa Việt Nam, nếu ta biết cách bảo tồn và phát huy nó. Ở
một góc độ nào đó, nếu được quan tâm đầu tư đúng mức, đây chính là tài sản vô
giá của Quảng Bình mà ít nơi nào có được.
Chỉ điểm qua một vài
tộc người tiêu biểu của cộng đồng thiểu số Quảng Bình, ta đã thấy được sự đa
dạng phong phú của những nét văn hóa truyền thống lâu đời. Nếu được nghiên cứu,
bảo tồn và phát huy những luật tục mang đậm nét nhân văn, Quảng Bình sẽ là một
địa chỉ mà ai ai cũng muốn tìm đến để được tìm hiểu và chiêm ngưỡng.
Ngoài những cộng đồng
thiểu số đặc trưng, Phong Nha - Kẻ Bàng từng là nơi tá túc của Vua Hàm Nghi
trong phong trào Cần Vương ở địa bàn xã Hoá Sơn (nay thuộc huyện Minh Hoá).
Trong cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước, rừng Phong Nha - Kẻ Bàng còn lưu lại nhiều dấu tích
lịch sử oai hung như: đường mòn Hồ Chí Minh Đông Trường Sơn, các di tích Hang
Tám Cô, hang Chín Tầng, bến phà Nguyễn Văn Trỗi, các kho hàng hoá trong hệ thống
hang động ở Tuyên Hoá, Minh Hoá... Động Phong Nha cũng có một thời được bộ đội
đoàn 559 dùng làm nơi cất giấu hàng hoá và những chiếc phà sắt cồng kềnh để vận
chuyển xe, hàng ra tiền tuyến.
Dưới góc nhìn
của một người nghiên cứu về văn hóa, tôi nhận ra nhiều điều vô cùng quý giá nơi
vùng đất này. Quảng Bình đang ôm trong lòng khối tài sản vô giá về lịch sử, văn
hóa và thiên nhiên. Nói cách khác, Quảng Bình đang là viên kim cương thô chưa
được nghiên cứu chế tác để rực sáng.
(còn phần ba "đủ đọc" )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]