2. NHỮNG CÂU CHUYỆN ÍT NGƯỜI
BIẾT ĐẾN
Đồng Hới là thủ phủ của
Quảng Bình, nguồn nước ngọt cung cấp cho cư dân ở đây được lấy từ
Bàu Tró.
Ngoài tầm quan trọng ấy ra, hồ Bàu Tró còn là niềm tự hào của người dân Quảng
Bình bởi giá trị về khảo cổ học. Sau khi khai quật các hiện vật có niên đại
khoảng 5.000 năm tuổi tại hồ này, các nhà khảo cổ Pháp đã lấy tên của di chỉ này
để đặt cho nền văn hoá hậu kỳ đá mới phân bố ở vùng ven biển Nghệ An, Hà Tĩnh,
Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên là văn hoá Bàu Tró. Các hiện vật Bàu Tró là
những di vật quan trọng cho việc nghiên cứu dấu tích của người Việt tại khu vực
Trung Bộ.
Một góc của Bàu
Tró
Hiện nay, Bàu Tró đang được đề nghị
một chế độ bảo vệ nghiêm ngặt vì nó chẳng những là nguồn nước phục vụ sinh hoạt
cho một vùng cư dân trù phú mà còn là một di chỉ khảo cổ học, một thắng cảnh nổi
tiếng.
Di chỉ khảo cổ
học Bàu Tró ở vào 106 độ 37’13" kinh độ Đông, 17 độ 29’30" vĩ độ Bắc. Cuối mùa
hè năm 1923, nhà địa chất kiêm khảo cổ học Páttơ (Etinen Patte) đã
tổ chức khai quật Di chỉ Bàu Tró. Hiện vật thu được còn lưu giữ tại Viện bảo
tàng lịch sử việt Nam gồm công cụ lao động và những mảnh gốm vỡ, xương cá, vỏ
sò,…
-
Công cụ
săn bắt, trồng trọt: rìu bôn, cuốc là những công cụ sản xuất quan trọng nhất đều
được mài toàn thân và rìu bôn có vai là công cụ đá tiêu biểu nhất của văn hoá
Bàu Tró;
Công cụ lao động được khai quật
-
Công cụ
chế biến thức ăn: Hòn đá bằng thạch anh (Páttơ gọi là hòn ghè: Perueteur) và bàn
nghiền hạt;
-
Công cụ
chế tác đồ gốm: dụng cụ đá dùng để tu chỉnh ép (Reto-uchoir), 1 số thổ hoàng (đá
son) cùng những mảnh gốm vỡ khá phong phú và đa dạng, bao gồm 3 loại khác nhau:
gốm đáy nhọn văn chải 2 mặt, gốm đáy tròn văn thừng, gốm đáy tròn hoặc có chân
đế trang trí văn khắc vạch trên nền thừng kết hợp với tô màu đỏ;
-
Công cụ
đánh bắt cá: chì lưới và đốt xương sống cá, vỏ sò,…
Với những di
vật được khai quật, ta thấy được cư dân tại đây đã đạt đến trình độ chế tác công
cụ lao động cao và khẳng định tư duy lao động thời ấy đã có nhiều tiến bộ. Nhất
là những hoa văn trang trí trên những mảnh gốm vỡ cũng đã thể hiện được khả năng
thẩm mỹ của người xưa. Những điều này chính là nét đặc trưng quan trọng phân
biệt giữa văn hoá Bàu Tró với các văn hoá đá mới khác.
Mảnh gốm vỡ
Cùng với Bàu
Tró, một số hang động thuộc khu vực vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng cũng đã được
khai quật và được khẳng định là văn hóa Hòa Bình từ một nữ khảo cổ
người Pháp tên Cô-la-ni (Madeleine Colani) vào năm 1926. Sau khi
phát hiện nhiều di vật ở các hang động phía tây Quảng Bình, bà kết luận: có sự
hiện diện của văn hóa Hòa Bình ở khu vực này.
Chủ nhân của
văn hoá Hoà Bình trên đất Quảng Bình thời tiền sử đã sống trong các hang động,
các mái đá. Họ thường chọn những nơi nhiều ánh sáng và gần nguồn nước nên những
di vật còn sót lại cho thấy thức ăn chủ yếu có được là do kết quả từ việc đánh
bắt cá và hái lượm. Dần dần, theo mực nước thuỷ triều rút xuống, họ đã lần theo
các triền sông có đất đai màu mỡ di cư xuống đồng bằng ven biển, chinh phục
thiên nhiên, xây dựng làng bản. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những di chỉ làng
ven các dòng sông như: di chỉ Cồn Nền nằm ở bờ Bắc sông Gianh chừng 200m, di chỉ
Lệ Kỳ nằm sát một dòng sông cổ bị vùi lấp v.v... đều thuộc hậu kỳ đồ đá mới của
Bàu Tró kéo dài sang đầu thời đại kim khí.
Từ đó, có thể
nói rằng văn hóa Bàu Tró cũng chính là sự nối tiếp của nền văn hóa Hòa Bình được
lan rộng bởi những cuộc di dân của người tiền sử trên lãnh thổ Việt Nam.
Giếng cổ Chăm hơn 2.500 tuổi tại di
chỉ Cồn Nền
Ngoài những
phát hiện trên, các nhà khảo cổ còn tìm thấy những dấu vết Chăm ở
Phong Nha trên những bức tượng đá và bàn thờ xây bằng gạch đỏ của người Chăm vào
thế kỷ IX-X. Cho thấy hang động này là nơi lưu giữ những dấu tích của người Chăm
cổ từ miền Bắc vào miền Nam. Đặc biệt, hiện nay ở Phong Nha vẫn còn 97 ký tự cổ
khắc trên đá tại hang Bi ký.
Chữ Chăm trong hang Bi
Ký
Viện Khảo cổ học Việt
Nam năm 1995 đã nhận định:
động Phong Nha là một di tích khảo cổ học vô cùng quan trọng. Những dấu tích ở
hang Bi Ký trong động có thể là một thánh đường Chăm Pa từ thế kỷ IX đến thế kỷ
XI. Nơi đây, cũng đã phát hiện nhiều mảnh vỡ các bình gốm tráng men Chàm cùng
các mảnh gốm thô sơ có lõi đen.
Nổi tiếng và được sắp vào di sản
thiên nhiên thế giới, Phong Nha Kẻ Bàng không chỉ là thắng cảnh thiên nhiên lưu
giữ và chứa đựng nhiều di vật tiền sử mà Phong Nha
- Kẻ Bàng còn có những cộng đồng thiểu số với những phong tục tập quán đa dạng
và độc đáo
-
NGƯỜI
VÂN KIỀU (còn gọi là người Bru)
Vốn
là cư dân nông nghiệp có trình độ tương đối phát triển, tập trung sinh sống tại
vùng trung Lào, sau những biến động của lịch sử diễn ra nhiều thế kỷ, họ phải di
cư đi các nơi. Một số đi theo hướng tây bắc sang Thái Lan, một số đi theo hướng
đông tụ lại vùng miền núi phía tây Quảng Bình, họ dựng làng xung quanh hòn núi
Vân Kiều (núi Viên Kiều), về sau người Việt lấy tên của hòn núi đặt cho một tổng
của người Bru, và từ đó họ còn được gọi là Bru - Vân Kiều
Lễ hội đâm
trâu
Ngôn
ngữ của họ thuộc nhóm ngữ hệ Môn- Khơ Me, bên cạnh những nét văn hóa truyền
thống, họ có tư duy sống không khác mấy so với người kinh.
Trước
kia y phục che thân chủ yếu từ vỏ cây rừng đập dập lấy xơ. Theo phong tục, nam
đóng khố, nữ mặc váy, áo chui đầu, không có tay. Ðồ trang sức thường đeo là các
loại vòng ở cổ, tay, khuyên tai. Xưa đàn ông, đàn bà đều búi tóc, riêng thanh nữ
búi lệch tóc về phía bên trái, khi đã có chồng tóc được búi trên đỉnh đầu. Dấu
hiệu này là sự khẳng định nhân thân của mỗi người. Ở một góc độ nào đó, thì đây
là một tập quán rất nhân văn.
Tập
tục trong cưới hỏi của người Vân Kiều không khác gì người Kinh. Nhưng trong ma
chay thì người Vân Kiều quan niệm, sống chết là quy luật của thiên
nhiên, của tạo hóa (đây là một cách nghĩ rất sáng). Con người cũng như cái cây,
con thú trên rừng vậy, có sinh ra lớn lên rồi sẽ chết đi. Sống được rừng che
chở, được rừng cho cái ăn, cái mặc, ngôi nhà để ở, con nước để uống nên khi chết
phải trở lại với rừng, tiếp tục sống gắn bó với rừng ở một thế giới khác. Người
Vân Kiều thường chôn người thân dưới những gốc cây to, tượng trưng cho những lời
khẩn cầu, mong thần rừng che chở cho linh hồn của người đã khuất và họ luôn coi
chốn ấy là cõi thiêng bất khả xâm phạm. Thế giới tâm linh với người Vân Kiều là
đặc biệt quan trọng, nơi những khu rừng được chọn cho cõi vĩnh hằng được bảo vệ
rất nghiêm túc. Đây không chỉ là bảo vệ thế giới tâm linh của dân làng mà còn là
gìn giữ những gì thuộc về nét đẹp trong phong tục tập quán của mình.
-
NGƯỜI
AREM
(nằm trong nhóm tộc người: Arem, Chứt, Mày, Rục, Sách, Mã Liềng, Xá lá
vàng)
Ngôn ngữ Arem thuộc
nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Các nhà khoa học khẳng định, người Arem có gia
tài văn hoá rất đặc biệt. Họ có ngôn ngữ, có phong tục với những bí ẩn lạ lẫm,
chưa khám phá hết.
Năm 1956 khi lần đầu
tiên người Arem được phát hiện ở Quảng Bình, họ chỉ có chưa đến 100 người. Cuộc
sống người Arem nguyên thuỷ trong những hang đá hoặc dưới rèm đá ở rừng già
Phong Nha - Kẻ Bàng (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình). Thời điểm đó, người ta
cho rằng người Arem ngoài cuộc sống “ăn lông ở lỗ” ra họ không có bất cứ tài sản
nào về tinh thần. Thế nhưng mới đây, người Arem đã làm cho mọi người phải ngạc
nhiên. Nếu ta gặp bất cứ một người Arem nào và hỏi: Anh thuộc tộc người nào?
Người Arem sẽ không ngần ngại nói: “Chăm rău Arem”- nghĩa là “tôi là người
Arem”.
Cách thể hiện này đã
gây sự chú ý mạnh với các nhà ngôn ngữ học ngôn ngữ và văn hoá người Arem hấp
dẫn giới ngôn ngữ đến kỳ lạ. Theo nhà ngôn ngữ học Trần Trí Dõi thì đó là hình
ảnh của tiếng Việt thời cổ xưa, như một nhà bảo tàng lưu giữ các giai đoạn phát
triển của tiếng Việt, là di chỉ cần “khảo cổ” để tìm hiểu lịch sử tiếng Việt.
Cũng theo nhà ngôn
ngữ học Trần Trí Dõi: “Trước đây, giới ngôn ngữ học rất khó khăn trong việc
chứng minh tiếng Việt xưa kia là song tiết (hai tiếng), qua quá trình vận động
nó đã chuyển hẳn sang thứ ngôn ngữ đơn tiết (một tiếng). Khi tìm hiểu tiếng Arem
và nhiều ngôn ngữ khác tương tự người ta đã giải thích được quá trình này. Dạng
thức hai âm tiết rất phổ biến trong tiếng Arem, nếu người Việt nói gió, đất, là
một tiếng thì người Arem gọi gió là kaja, đất là atăk. Ngoài ra, căn cứ vào âm
tiết, các nhà ngôn ngữ còn nghiên cứu tiếng Arem về mặt thanh điệu (dấu) để
chứng minh tiếng Việt xưa kia là ngôn ngữ chưa có dấu. Rất đáng tiếc, hiện nay
ngôn ngữ Arem chỉ còn mỗi tiếng nói, vẫn chưa tìm được gia tài chữ viết của họ ở
đâu. Tiếng nói người Arem chỉ dùng trong cộng đồng của mình. Những tộc người
láng giềng như Ma Coong, Rục, Mày, Sách, Kinh... ít người nói được tiếng Arem.
Nhưng hầu như người Arem nào cũng nói được tiếng của những tộc láng giềng, gặp
người Khùa họ nói tiếng Khùa, gặp Ma Coong họ dùng tiếng Ma Coong để giao
tiếp.
Với người Arem, con
gái là tài sản quý của dòng họ, mỗi dịp ai sinh con gái họ liền mở rượu ăn mừng.
Con gái đến tuổi lấy chồng, con trai phải làm lễ bỏ của theo yêu cầu của nhà
gái. Lễ bỏ của phải có rượu, bạc, gà trống và tiền mặt. Lễ bỏ của bên nhà gái do
cậu ruột quyết định và được hưởng trọn vẹn, bố mẹ của cô gái không được gì. Cưới
xong cô gái đi làm dâu, nếu bên chồng làm việc gì để cô gái bỏ về thì chồng phải
chuẩn bị 3 hũ rượu, 3 con gà trống và cả tiền mặt nữa qua nhà gái gặp cậu làm lễ
xin lại vợ. Cậu đồng ý mới được mang vợ về, nếu để vợ bỏ về lần nữa thì lễ xin
vợ tăng lên gấp đôi.
Trong thăm thẳm của
mênh mông núi rừng, người Arem như hiện thân của nhiều bí ẩn nguyên sơ mà các
nhà nghiên cứu cần quan tâm...
( vẫn còn )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Bạn có thể dùng thẻ sau để:
- Post hình : [img] link hình [/img]
- Post video: [youtube] link youtube [/youtube]