GÓC
NHÌN KHÁC VỀ TRÁI DỪA VỚI TRIẾT LÝ NHÂN SINH
Trong quá trình nghiên cứu vật liệu gáo dừa, chúng tôi đã tìm ra
được nguyên lý phát triển của gáo dừa trong quá trình sừng hóa ở dạng vết đầu
loang. Từ đó rút ra được triết lý của gáo dừa:
Hãy tự khám phá bản thân, bạn sẽ biết được mình có được khả năng
gì.
Hay nói cách
khác: Hãy tự đánh thức bản thân, bạn sẽ biết mình thức dậy như
thế nào.
Vì sao chúng
tôi lại có được triết lý đó?
Từ
chiếc gáo dừa thô mộc, khi được sự đầu tư nghiêm túc về ý tưởng, chúng tôi đã
làm ra nhiều sản phẩm khác nhau. Trên bề mặt của từng sản phẩm, chúng tôi có thể
tạo ra nhiều dạng bề mặt khác nhau mà theo ngôn ngữ hội họa đó là
ma-che.
Ví dụ: Trên một
mặt bàn, với kết cấu đồng nhất, muốn tạo nên ấn tượng cho người tiêu dùng ở sự
đa dạng hóa, chúng tôi có thể tạo ra ít nhất là hai ma-che khác nhau: sần và
bóng. Cách thể hiện này hoàn toàn đơn giản, chỉ cần sử dụng dụng cụ, hay nói
cách khác là đồ nghề khác nhau, ta có thể tạo ra được sự đa dạng phong phú của
bề mặt sản phẩm.
Đó chính là
cách thể hiện bản thân của một con người. Trong cùng một hoàn cảnh, và ngữ cảnh,
ta có nhiều cách thể hiện bản thân để tạo nên sự khác biệt về tính cách. Mỗi
tính cách thể hiện một khả năng tư duy sáng tạo của con người
ấy.
Muốn có được tư duy sáng tạo, mỗi chúng ta đều phải hết sức chăm
chỉ lao động và luôn cố gắng làm sao để kết quả đạt được tốt nhất, từ đó hình
thành tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo đó được hình thành theo nguyên lý vết dầu
loang để cuối cùng có thể đạt được đó là nền tảng của kiến thức. Hay nói xa hơn,
đó chính là bản lĩnh của mỗi con người.
Từ
những đúc kết đó, chúng tôi đã định hướng thêm cho ý tưởng nghiên cứu của mình
ngoài nghiên cứu ứng dụng cho ra đời những sản phẩm với những giá trị khác nhau,
chúng tôi còn hướng đến lĩnh vực xã hội nhân văn và giáo dục nhân cách. Do gáo
dừa từ xưa tới nay, bị xem như 1 loại vật liệu vứt đi, không được trọng dụng,
nên khi muốn đưa khả năng ứng dụng phong phú của gáo dừa vào giáo dục nhân cách
một cách chính thống, sẽ có nhiều ý kiến cho đó là khiên cưỡng và áp đặt, thậm
chí còn bị cho là lố bịch. Để thay đổi 1 suy nghĩ ăn sâu vào tiềm thức của mỗi
người, chúng ta cần phải có những lý luận sắc bén và thực tế cụ thể sinh động có
sức thuyết phục. Chúng tôi tin rằng vấn đề được nêu ra trên đây sẽ được chấp
nhận, dù rằng từ ngàn xưa ông cha ta đã dùng chiếc gáo dừa để dạy bảo con cháu
rằng dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, làm người phải có ích cho xã hội. Tuy rằng cách
nhìn của cha ông ta ngày xưa chỉ bằng trực quan mà chưa quan tâm tới quá trình
sừng hóa của gáo dừa
Sau khi phân tích tỷ mỷ từng ý, từng lời của câu ngạn ngữ “lành làm
gáo , vỡ làm muôi” mà ông bà ta đã dạy cho con cháu, chúng tôi đã đặt ra nhiều
giả thiết và câu hỏi: Tại sao ông cha ta không dùng loại vật liệu nào khác để
dạy dỗ cháu con rằng hãy sống cho xứng đáng. Từ đó chúng tôi đã xem xét kỹ cấu
trúc của trái dừa bằng trực quan và nhận thấy có sự tương quan đặc biệt độc đáo
và lý thú giữa con người và trái dừa với hệ thống triết lý Âm dương – Ngũ hành
của triết học Phương Đông.
Và đề tài
nghiên cứu này của chúng tôi cũng nhằm vào 2 lĩnh vực: Khoa học ứng dụng và Khoa
học xã hội
Qua những đúc
kết và suy luận trên, chúng tôi có được một góc nhìn khác về trái dừa liên quan
tới âm dương ngũ hành và triết lý nhân sinh.
Theo hệ thống
triết lý âm dương tam tài, ngũ hành thì: Thái cực sinh tam tài, sinh ngũ hành, nghĩa là vũ trụ sinh ra trời
đất và con người ( thiên - địa - nhân) để tồn tại và phát triển ngũ hành ( kim,
mộc , thủy , hỏa, thổ) chính là năm dạng vật chất được vận hành của vũ trụ. Giữa
chúng còn có một quy luật tương sinh, tương khắc tuần hoàn không
dứt.
a. Luật tương sinh
trong trái dừa
Trái dừa cũng
chính là một tiểu vũ trụ, khi nhìn vào trái dừa đã bóc hết lớp vỏ và sơ, ta thấy
dừa có 3 mắt.
Nếu không có 3 mắt này thì trái dừa không thể phát triển, vì nó
chính là bộ phận duy trì sự sinh trưởng và phát triển duy trì nòi giống của trái
dừa. Và đó chính là hệ thống triết lý tam tài, ngũ hành ứng với trái dừa. Hai
mắt được xem là “thiên” và “địa”, có nhiệm vụ hút nước và chất dinh dưỡng vào
trái dừa thông qua hai ống dẫn nằm dọc theo hai mắt dừa và mắt còn lại ứng với
“nhân” làm nhiệm vụ tổng hợp, sinh trưởng và phát triển trái
dừa.
Bằng trực giác
cảm quan, quan sát trái dừa, ta thấy trái dừa có 5 lớp và thể hiện luật tương
sinh của ngũ hành rất rõ:
a.1. Nước
dừa là Thủy: có tính chất
tàng chứa
Nước được hút
từ thân dừa lên cuống dừa để vào sơ dừa. Vỏ dừa có nhiệm vụ quang hợp để tổng
hợp dinh dưỡng cho nước dừa qua sơ dừa, nước sẽ được hút vào bên trong gáo dừa
bằng hai ống dẫn nằm dưới hai mắt dừa (kim sinh thủy)
a.2. Cơm
dừa là Mộc: có tính chất
động, khởi đầu
Cơm dừa được
hình thành trong quá trình nhũ hóa của nước dừa. Khi mới hình thành, cơm dừa
mềm, sau đó cứng dần lên đến khi già và từ đó lên mộng để nảy mầm (thủy sinh
mộc)
a.3. Gáo
dừa là Hỏa: có tính chất
nhiệt, phát triển
Gáo dừa phát
triển song hành với cơm dừa từ dạng bột, chuyển hóa sang dạng sừng nên gáo dừa
cứng dần để trở thành chất liệu quý mà không một loại gỗ nào sánh được. Khi gáo
dừa hình thành có tác dụng cho cơm dừa bám vào thì nó lại tiếp tục nhận phần dầu
từ cơm dừa để hóa sừng (mộc sinh hỏa)
a.4. Sơ
dừa là Thổ: có tính chất
nuôi dưỡng, sinh sản
Khi trái dừa
hình thành, nó chỉ có phần vỏ và sơ và phôi dừa. Sơ dừa có nhiệm vụ hút nước và
nhựa để nuôi cho phôi dừa phát triển thành gáo (hỏa sinh
thổ)
a.5. Vỏ
dừa là Kim: có tính chất
thu lại
Vỏ dừa giữ cho
trái dừa có 1 sự ổn định về hình dáng và có nhiệm vụ bảo vệ cho nước trong sơ
dừa không bị thoát ra ngoài và chính lượng nước của xơ cũng đã nuôi cho vỏ dừa
có màu xanh bóng (thổ sinh kim)
Như đã được trình bày khái quát ở phần cấu trúc của trái dừa, ta
thấy có năm phần, tương ứng với ngũ hành bởi nó thể hiện sự tương sinh tương
khắc của học thuyết này qua sự hỗ trợ, áp chế và cân bằng lẫn nhau để trái dừa
tồn tại và phát triển. Mối tương khắc trong trái dừa chính là sự áp chế để cân
bằng lẫn nhau và để tồn tại.
b. Luật tương khắc
trong trái dừa
Trái dừa phát
triển theo quy luật tự nhiên cũng không nằm ngoài luật tương khắc. Ta hãy xem sự
tương khắc của nó sau đây:
b.1. Thủy (nước dừa)
khắc hỏa (gáo dừa): Nước dừa được
nhũ hóa để tạo thành cơm dừa, nhưng không tiếp xúc trực tiếp tới gáo dừa vì đã
có lớp vỏ lụa ngăn cách và là nơi để cơm dừa bám vào trong quá trình nhũ hóa.
Nếu không có lớp vỏ lụa này, quá trình nhũ hóa sẽ không thể xảy ra hoàn toàn.
Gáo dừa khi còn non, cấu trúc rất mềm, nước dừa thấm vào, sẽ làm cho gáo dừa bị
hỏng làm trái dừa bị thối.
b.2. Hỏa (gáo dừa)
khắc kim (vỏ dừa): Khi gáo dừa
bắt dầu chuyển sang giai đoạn sừng hóa, thì vỏ dừa cũng bắt đầu khô đi và mất
dần sự bóng láng
b.3. Kim (vỏ dừa)
khắc mộc (cơm dừa):
Khi vỏ dừa khô đi là khả năng hút nước từ cuống dừa không còn nữa, nên lúc đó
cơm dừa không còn phát triển mà bắt đầu ổn định để tích lũy
dầu
b.4. Mộc (cơm dừa)
khắc thổ (sơ dừa): Khi cơm dừa
tích lũy dầu cũng là lúc sơ dừa khô dần, vì lúc đó trái dừa đã ngưng hoàn toàn
quá trình hút nước.
b.5. Thổ (sơ dừa)
khắc thủy (nước dừa):
Sơ dừa khô đi là khả năng cung cấp nước cho trái dừa không còn xảy ra nữa, nước
dừa lúc đó sẽ được tích vào cơm dừa để tích lũy dầu và chuẩn bị cho sự lên mầm,
để tiếp tục cho 1 vòng sinh trưởng mới.