Thật vinh dự khi được Ban tổ chức Sàn GD Ý tưởng VN
đã tạo điều kiện cho tôi được lên sàn giao dịch Ý tưởng VN lần đầu tiên
tổ chức tại Hà nội để giới thiệu ý tưởng và mời gọi đầu tư cho ý tưởng. Sản phẩm
lên sàn của tôi hôm nay là bức tranh “Chân dung Bác Tôn và quê
hương An Giang” đăng ký kỷ lục Việt nam: Bức tranh bằng gáo dừa
về Bác Tôn đầu tiên và lớn nhất Việt Nam, nhân kỷ niêm 120 năm ngày sinh của Chủ
tịch Tôn Đức Thắng.
Là người được sinh ra và lớn lên ở Saigon, chỉ biết đến cái gáo
dừa qua tên gọi, nhưng khi được nhìn thấy và cầm chiếc gáo dừa đã được chế tác
thành hàng mỹ nghệ trong tay, tôi như bị hút hồn vào nó như 1 kẻ si
tình và đã gần 10 năm tôi lăn lóc miệt mài để cố gắng đánh thức nó dậy bằng
nhiệt huyết của lòng mình và sự nỗ lực đó đựợc đánh dấu bằng 2 giải
thưởng sáng tạo KHKT tp HCM 2 năm 2003 và 2004 cho đến hôm nay, chỉ xuất được
những lô hàng nội thất trị giá hơn trăm triệu chứ chưa có những lô hàng lớn,
và bước đầu đã được các thị trường: Mỹ, Singapore, Đức và Pháp chấp
nhận. Trong quá trình nghiên cứu vật liệu phẳng từ gáo dừa, tôi đã tình cờ phát
hiện ra sự lung linh huyền ảo và sống động của sự chuyển đổi sắc độ trong quá
trình sừng hoá của chiếc gáo dừa và cũng từ đó tôi phát hiện ra rằng chiếc gáo
dừa cũng có triết lý riêng của nó, một triết lý của sự sống và phát triển.Tuổi
đời của trái dừa từ khi ra hoa cho đến khi chín già rụng xuống là 1 năm, trong 1
năm đó sự chuyển mình hoá sừng của nó không khác gì sự phát triển của 1 đời
người cả. Vòng đời của trái dừa cũng như vòng đời của mỗi
người chúng ta, cũng non tơ nhạt nhẽo, cũng đậm đà béo thơm, cũng nồng nàn men
say, cũng lung linh huyền diệu và cuối cùng sẽ vững bền theo thời gian khi đã
chín và hoá sừng hoàn toàn.
Gáo dừa là 1 loại gỗ đặc biệt ở dạng sừng hoá, không bị mối mọt, không
bị mục ruỗng trong môi trường ẩm thấp mà các loại vật liệu khác (trừ đá) đều bị
hư hại. Giai đoạn sừng hoá của chiếc gáo dừa ở từng thời kỳ chính là căn cứ để
xác định độ tuổi của trái dừa, sự phân định màu sắc của chiếc gáo dừa từ màu
trắng ngà cho đến nâu sậm cho thấy rằng sự chuyển đổi màu sắc của chiếc gáo dừa
để thể hiện tranh hết sức mong manh, vì nó được chuyển hoá theo nhịp sinh học
phát triển của trái dừa theo nguyên tắc vết dầu loang. Đó chính là yếu tố tạo
nên sự huyền ảo đáng kinh ngạc của gáo dừa cho sự ứng dụng vào tranh nghệ
thuật.
Và đây cũng chính là phần quan trọng nhất trong bộ ý tưởng “
Đánh thức gáo
dừa” của chúng tôi nhằm
tôn vinh sự thức dậy của chiếc gáo dừa,
qua những đôi tay tài hoa khéo léo của các nghệ nhân và hoạ sỹ VN. Một ý
nghĩa lớn hơn đó là thông qua sự thức dậy này của chiếc gáo dừa, chúng tôi muốn
đựơc giới thiệu với chúng ta một dòng tranh mới của Việtnam, đó là
tranh gáo
dừa, nét đắc sắc của một chất liệu mang tính văn hoá truyền thống và nhân
văn sâu sắc của Dân tộc Việt nam. Tính nhân văn đây chính là sự nghiên cứu và
sáng tạo không ngừng bởi đôi tay khéo léo của các nghệ nhân và sự bóc tách tìm
sắc độ của hoạ sỹ cho loại chất liệu mộc mạc quý giá này. Bên cạnh đó, chúng tôi
vô cùng mong muốn có được sự ủng hộ của quý vị cho sự đánh thức gáo dừa này của
chúng tôi để sản phẩm gáo dừa trở thành sản phẩm đặc trưng cho văn hoá Việt mà
đã từ lau rồi nó bị bỏ quên.
Thông thường để thực hiện 1 bức tranh, người hoạ sỹ dùng bút, dùng cọ và phần
lớn không động đến máy móc. Nhưng để làm 1 bức tranh dừa ngoài việc dùng bút để
phác thảo, phần còn lại phải sử dụng cưa, kềm và 1 số thiết bị khác. Khi tạo hồn
cho bức tranh, đòi hỏi người hoạ sỹ phải sử dụng thành thạo những loại máy cầm
tay và biết ứng dụng từng loại mũi phay, mũi khoan, . . .như thế nào để phù hợp
với chi tiết cần thể hiện.
Tuy nhiên quan trọng hơn hết vẫn là sự xác định sắc độ chất liệu, bởi tranh
gáo dừa không có sự can thiệp của bất cứ 1 loại màu sắc nhân tạo nào từ bên
ngoài mà chỉ dùng màu sắc gáo dừa thiên nhiên ở từng độ tuổi khác nhau sẽ có
những sắc độ, hoa văn khác nhau để chuyển tải nội dung tranh mà hoạ sỹ cần thể
hiện.
Với hàng vạn mảnh gáo dừa đủ màu sắc độ tuổi
qua
bàn tay nghê thuật của các nghệ nhân, vùng quê thân yêu An Giang với
thiên nhiên phóng khoáng, trù phú truyền thống lịch sử lâu đời, sự phát triển
vững mạnh của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đi lên hội nhập
được
tái hiện rõ nét. Đặc biệt hình ảnh chân thật bình dị nhưng cũng rất hào hùng của
Cố Chủ tịch Tôn Đức Thắng chiếm một vị trí quan trọng trên toàn bộ tác phẩm,
hình ảnh Người như một nguời cha, nguời Anh đang vẫy gọi, thúc giục, nhắc
nhỡ lớp lớp con cháu : Hãy phát huy truyền thống cách mạng của cha anh,
khắc phục khó khăn gian khó, phát huy truyền thống cách mạng quyết tâm xây
dựng
miền quê An Giang thành một vùng quê giàu đẹp, yên bình.