SỰ TƯƠNG ĐỒNG ĐỘC ĐÁO GIỮA VÒNG SINH TRƯỞNG CỦA CON NGƯỜI VÀ
TRÁI DỪA
Xét
về quá trình phát triển của trái dừa, ta thấy có sự tương đồng khá độc đáo với
con người. Ngay hoa dừa cũng là thể hiện sự gắn kết của một cộng đồng nguyên
thủy gồm đực (nam) và cái (nữ) và tính thụ phấn chéo khiến ta liên tưởng tới mối
quan hệ huyết thống của con người vậy.
Bào thai người phát triển
tới tháng thứ sáu thì hoàn thiện và trái dừa khi tới tháng thứ sáu cũng hoàn
chỉnh phần cơm dừa. Đến tháng thứ chín, bào thai được sinh ra, thì tháng thứ chín gáo dừa bắt đầu sừng hóa nghĩa là cơm dừa bắt đầu cứng và tích lũy dầu.
Sang tháng thứ mười một, trái dừa có khả năng lên mầm để duy trì vòng sinh trưởng thì con người ở vào độ tuổi thứ 10 - 11 trở đi, sinh lý cũng đã bắt đầu hoàn thiện và có khả năng duy trì và phát triển nòi giống. Lúc bấy giờ gáo dừa đã sừng hóa hoàn toàn, có màu nâu xẫm và bền với thời gian.
Tại sao chúng tôi lại chia chu kỳ phát triển của trái dừa ra làm ba giai đoạn?
Vì đó chính là 3 cột mốc của sự phát triển của trái dừa cũng như sự trưởng thành của con người.
Với con người cũng vậy. Khi mới bước vào đời, với kiến thức non nớt, người ta dễ ngộ nhận khả năng của mình, nên thường có những việc làm nông nỗi dễ mắc sai lầm, dễ bị tổn thương và thậm chí có thể làm hại cả tương lai. Và đó cũng chính là cột mốc đầu tiên của trái dừa khi mới hoàn thiện phần cơm dừa, lúc đó cơm dừa còn đang mềm nhão, nước dừa chưa được ngọt, gáo dừa bắt đầu cứng, nhưng chưa chuyển hóa thành sừng, nên dễ bị móp méo và mục rữa trong môi trường thiên nhiên.
Cột mốc thứ hai của con người chính là ở lứa tuổi lập thân (khoảng trên 30 tuổi) với những tích lũy kiến thức từ nhà trường và cuộc sống, người ta đã vững vàng hơn, nhiệt tình cao hơn và khả năng cống hiến cũng nhiều hơn. Thì trái dừa ở giai đoạn này cũng đã cho ta nước ngọt hơn, cơm dừa béo mềm và gáo dừa trổ hoa trong quá trình sừng hóa. Vào giai đoạn này, gáo dừa đẹp nhất và bắt đầu có sự bền vững trong quá trình sừng hóa. Quá trình sừng hóa của gáo dừa theo nguyên tắc vết dầu loang, nên tạo ra những hoa văn hoàn toàn khác nhau. Cũng như con người khi tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm, va chạm cuộc sống và trưởng thành về nhân cách cũng theo nguyên tắc của vết dầu loang này.
Cột mốc thứ ba chính là lúc con người trưởng thành. Bằng bề dày kinh nghiệm của cuộc sống và vốn kiến thức được tích lũy, người ta đã có thể tồn tại vững vàng dù cho cuộc sống có nhiều thay đổi do bản lĩnh được tôi luyện qua năm tháng. Và cũng ở thời điểm này thì nước dừa cũng đã có gas, cơm dừa có thể ép dầu được, còn chiếc gáo dừa thì đã sừng hóa hoàn toàn và có thể tồn tại theo thời gian.
Khả năng ứng dụng của chiếc gáo dừa từ lúc bắt đầu ra hoa (bắt đầu sừng hóa) cho đến khi sừng hóa hoàn toàn. Bắt đầu từ giai đoạn thứ hai của sự phát triển, chiếc gáo dừa có thể sử dụng được. Tuỳ vào khả năng tay nghề và ý tưởng sản phẩm, người thợ thủ công hoặc nghệ nhân có thể chế tác ra những sản phẩm khác nhau với sự tinh tế khác nhau. Cùng 1 sản phẩm, người ta có thể thể hiện những dạng ma-che khác nhau để tạo sự thô mộc hay bóng loáng tùy theo sở thích và cảm nhận của họ. Và mỗi sản phẩm ấy sẽ có một giá trị sử dụng khác nhau và giá trị vật chất khác nhau.
Đó chính là con người.
Mỗi sản phẩm được tạo ra chính là một con người thể hiện giá trị của mình ở những góc độ khác nhau. Với những người ít suy nghĩ, thiếu tính năng động chủ quan, khả năng sáng tạo sẽ thấp, họ thể hiện mình ở những sản phẩm đơn giản, những người năng động hơn, sẽ thể hiện mình ở những sản phẩm phức tạp hơn. Tùy theo từng tính cách, những sản phẩm đó thô mộc hay bóng bẩy, nhưng nó cũng chỉ thể hiện mình ở những đẳng cấp nhất định.
Quá trình phát triển sinh học của trái dừa và con người, ở một góc độ nhất định, ta thấy có sự tương đồng hết sức độc đáo và thú vị. Từ những nghiên cứu ứng dụng, khiến cho chúng tôi hiểu thêm được rất nhiều điều trong cuộc cuộc sống, đó là khả năng khám phá bản thân và cách thể hiện, cách ứng xử ở bản thân của mỗi con người, sẽ tạo cho mỗi người chúng ta một giá trị và vị trí khác nhau trong trong xã hội.
( Trích 1 phần trong đề tài nghiên cứu về Dừa của phù thủy)