Hôm nay đi đám ma ba của 1 người bạn cùng là HSMN (Học
sinh Miền Nam) gặp 1 số bạn cũ và mới. Biết được Phù thủy đang trăn trở về văn
hóa dừa Việt Nam, nhiều người chia sẻ, trong đó có anh Huỳnh Minh, con nuôi cô
Ba Định cũng rất quan tâm. Khi tôi chào mọi người ra về, anh bảo tôi đứng lại và
dặn dò:
-
Thấy em muốn
làm điều tốt cho Bến Tre, anh rất vui. Khi làm việc với Bến Tre, có gì khó khăn,
ngay cả tài chính, hãy gọi cho anh, anh sẽ hỗ
trợ.
Không riêng gì anh Huỳnh Minh, những người con Bến Tre xa sứ, khi
nghe nói về quê hương, ai cũng muốn làm 1 điều gì đó cho quê hương mình. Và tôi
đã vinh dự là người được tin cậy để cùng Bến Tre thực hiện LỄ HỘI DỪA lần đầu
tiên tổ chức tại Việt Nam.
Với tôi, niềm khát khao lớn nhất là sau Lễ hội Dừa có được điều
kiện để nghiên cứu về Văn Hóa Dừa Việt Nam
Xin được chia sẻ cùng các bạn về những ý tưởng có được trong quá
trình nghiên cứu “GÁO DỪA” của tôi. Có thể sẽ có người cho rằng tôi quá khiên
cưỡng để nghiên cứu và phát triển văn hóa dừa Việt
Nam.
Được đánh giá là 1 loại cây thân thiện với môi trường, cây dừa còn
được Hiệp hội dừa Châu Á Thái Bình Dương và Ngân hàng phát triển Châu Á chọn làm
cây xóa đói giảm nghèo để đầu tư tài chính giúp cho các nước đang phát triển nằm
trong vùng xích đạo, trong đó có Bến tre.
Tại sao cây dừa lại được đánh giá là loại cây thân thiện với mội
trường?
Thứ nhất: Cây dừa được trồng ở vùng nước lợ đất bồi mà ít công
chăm sóc và các bộ phận của cây dừa ngoài cơm dừa đều có thể tạo ra đồng tiền:
từ xơ dừa, lá dừa, cọng dừa, râu dừa, vỏ dừa, gáo dừa,
…
Thứ hai: Sau khi chết đi, gốc dừa còn là một loại
phân bón cho đất mà hầu như không có cây nào có
được.
Cây dừa có ở nước ta từ bao giờ, cho đến nay cũng chưa ai nói
được, chỉ biết rằng đã từ rất lâu và rất lâu, tục nhuôm răng đen của người Việt
xưa đã biết dùng đến than gáo dừa, bởi tính năng đặc biệt của nó là cực đen và
xốp mịn. Rồi trong nghệ thuật tạo hình cây dừa cũng dược khắc họa qua bức tranh
Hứng dừa của loại hình tranh dân gian Việt nam nổi tiếng của làng Đông Hồ. Chưa
hết, khi ông bà ta tổ tiên ta đã răn dạy con cháu cách làm người qua câu ngạn
ngữ: “Lành làm gáo, vỡ làm muôi”. Và điều mà tôi muốn nói hơn, đó là chiếc gáo
dừa luôn tồn tại trong mỗi gia đình dù giàu sang hay nghèo khó trong vai trò
chiếc gáo múc nước. Rồi khi đi biển, không có 1 loại thừng chão nào
có thể sánh kịp dây thừng được làm từ xơ dừa. Ngay cả khi rửa nồi
chảo, miếng gáo dừa cũng là một loại vật dụng không thể thiếu trong tay của các
bà nội trợ. Những bó đuốc lá dừa cũng là vật không thể thiếu được trong mỗi gia
đình để dùng khi hữu sự, v.v… Trong ẩm thực cơm dừa và nước dừa là một loại thức
ăn gần gũi thân thuộc, 1 loại gia vị không thể thiếu được trong các loại
thức ăn, chè, bánh ngọt trong những bữa tiệc hoặc cúng kính treong
những ngày giỗ chạp. Cây dừa cũng đã cùng nhân dân cả nước bước vào cuộc hiến
chống ngoại xâm với công dụng che chở bộ đội bằng những căn hầm, những đọt dừa,
những chiếc cầu dừa và cả những dấu tích chiến tranh đến giờ cũng vẫn còn đây
đó. Nước dừa cũng là 1 trong những loại thần dược đã cứu sống biết bao chiến sỹ
ngoài mặt trận khi thuốc men thiếu thốn, hoặc dùng để tôn tạo thêm sắc đẹp của
người phụ nữ. Rồi trên bàn thờ tổ tiên ngày Tết, dù không phải xứ dừa,
dân ta cũng đã có thêm trái dừa để cầu xin trong năm mới làm ăn thuận lợi
để “vừa đủ sài”. Gáo dừa cũng đã đi âm nhạc dân gian bằng cây đàn gáo, đàn bầu,
nhịp song lang, … Trong dân gian, đã có những cuộc thi hái dừa, trèo dừa, lột
dừa, v.v…vào những ngày lễ, hội ở những vùng quê có dừa. Và điều
quan trọng hơn là cây dừa đã tạo cho làng quê Nam Bộ có sắc thái quê hương mà đi
đâu ai cũng trăn trở hướng về. . .
Và cho tới hôm nay, phù thủy đã đánh thức được chiếc gáo dừa, bằng
những sản phẩm mang đậm tính nhân văn phục vụ cuộc sống như bàn ghế, tủ, giường,
những tấm panel đầy ấn tượng cũng như khẳng định sự thức dậy thực sự của nó
trong nghệ thuật tạo hình của Việt Nam với dòng tranh gáo dừa qua 2 bức tranh
hoành tráng: Việt nam quê hương tôi được ghi vào kỷ lục Việt Nam là bức tranh
đầu tiên bằng gáo dừa lớn nhất và bức tranh thứ hai mang tên “Bác TÔN và quê
hương An Giang” đã được hội Liên hiệp văn học nghệ thuật tỉnh An Giang đánh giá
là 1 trong những bức tranh lịch sử đẹp nhất Việt Nam, tuy chưa đăng ký kỷ lục
nhưng cho tới nay là bức tranh này đang là bức tranh gáo dừa lớn nhất với kích
thước: 3,4 x 4,2m. Cả hai bức này đều có giá trăm triệu. Và thú vị hơn, cả 2 bức
tranh này đều được kêu gọi đầu tư khi chỉ mới là ý tưởng và chưa có phác thảo
chính thức.